Skip to content
  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Liên hệ
    • Báo chí
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
    • Đăng ký làm thẻ
    • Đăng ký tài khoản Thư viện số
  • Tài nguyên
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Trưng bày trực tuyến
  • Toggle search form
  • Giới thiệu sách: Phantasmatic Indochina Blog tư liệu
  • Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào qua phóng sự độc quyền của Tạp chí Life Blog tư liệu
  • Cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam: Chiến đấu để rồi bị bỏ mặc Blog tư liệu
  • Sài Gòn năm xưa Blog tư liệu
  • Những cuộc thăm dò hòa bình: Vũ điệu mong manh dưới bảy lớp màn che Blog tư liệu
  • Xuyên Đông Dương thuộc Pháp theo đường xe hơi Blog tư liệu
  • Những bước bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Blog tư liệu
  • Bàn về đọc sách Blog tư liệu
  • Với những kẻ đầu cơ, cuộc chiến thật tuyệt vời Blog tư liệu
  • Di sản Hai Bà Trưng trong tâm thức người Việt [1] Blog tư liệu
  • Chẳng có chuông nào rung cho hòa bình Blog tư liệu
  • Hội Lim năm 1942 qua góc nhìn của người Pháp Blog tư liệu
  • Phù Nam từ một góc nhìn mới Blog tư liệu
  • “Câu chuyện Việt Nam” của các nữ phóng viên chiến trường Mỹ Blog tư liệu
  • GIỚI THIỆU SÁCH: The great Hanoi rat hunt Blog tư liệu

Tháng 6/1963: Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu

Posted on 07/06/2023 By editor No Comments on Tháng 6/1963: Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu

Trần Bách

Năm 1963, phong trào đấu tranh của các phật tử miền Nam chống lại chính sách hà khắc của Ngô Đình Diệm đang ở đỉnh cao. Bắt đầu từ Huế, các cuộc diễu hành lớn của phật tử đã diễn ra ở nhiều tỉnh thành ở miền Nam. Cuối tháng Năm, cuộc đấu tranh của Phật giáo đã trở thành một phong trào dân chủ rộng lớn với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân trong đó có cả sinh viên, trí thức. Đáp lại, chính quyền Ngô Đình Diệm đã dùng mọi thủ đoạn đàn áp bằng vũ lực. Chính sách đàn áp của chính quyền Diệm đã gây nên làn sóng phẫn nộ toàn miền Nam, dư âm ra khắp thế giới.

Giữa những ngày đó, có một sự việc gây chấn động không chỉ với đồng bào trong nước mà còn đối với dư luận thế giới. Đó là hành động tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963. Hành động hiến sinh cao cả của Hoà thượng được ghi lại một cách chi tiết từng phút một bằng máy ảnh của phóng viên Mỹ Malcolm Browne khi đó có mặt ở Sài Gòn.

Tối ngày hôm trước, một số phóng viên phương Tây ở Sài Gòn nhận được tin sẽ có một sự kiện quan trọng ở ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng Tháng Tám) vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, đến sáng hôm đó chỉ có ít phóng viên nước ngoài có mặt. Đó là phóng viên Malcolm Browne và đồng sự của ông là Trần Văn Hà của hãng thông tấn AP, phóng viên hãng thông tấn AFP (Pháp) và hãng thông tấn UPI (Mỹ). Malcolm Browne viết: “Hầu hết các phóng viên đều cảm thấy chán ngán vì những tin báo như vậy và thường không chú ý gì. Tôi cảm nhận thấy rằng chắc chắn họ sẽ làm gì đó, và họ sẽ không chỉ nói suông. Vì thế tôi thực sự là phóng viên phương Tây duy nhất đưa tin về sự việc ngày hôm đó”. Chỉ duy nhất Malcolm Browne là có máy ảnh và ông đã chụp được hàng trăm bức ảnh về sự việc này.

Ảnh chụp lúc 08h00 sáng 11/6/1963 tại chùa Từ Nghiêm, bức ảnh đầu tiên của sự việc (các ảnh và chú thích trong bài là của Malcolm Browne).

Theo Malcolm Browne thì “đến thời điểm tôi đến chùa nơi tổ chức tất cả những hoạt động này thì công việc chuẩn bị đang được hoàn tất. Các tăng ni đang tụng những bài kinh thường nghe thấy ở đám ma. Theo hiệu của người lãnh đạo, họ bước ra phố và đi bộ đến trung tâm Sài Gòn”.

Browne đã theo đoàn tăng ni, phật tử di chuyển đến chùa Xá Lợi, rồi đến ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt. Phía trước đoàn là chiếc Austin màu xám chở Hoà thượng Thích Quảng Đức.

Ảnh chụp lúc 09h00, đoàn tăng ni đến ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt.

Khi đến ngã tư, Browne thấy 3 nhà sư xuống xe và một vị ngồi xuống giữa đường trong tư thế “kiết già”, tay cầm hộp diêm. Hai nhà sư còn lại tiến đến mang theo bình xăng rồi tưới xăng lên vị sư đang ngồi. Vị sư đang ngồi là Hoà thượng Thích Quảng Đức.

Đến thời điểm này thì các nhà báo có mặt hiểu họ đang được chứng kiến sự việc gì. Malcolm Browne viết: “Ba nhà sư bước ra khỏi xe và lấy một can 20 lít xăng máy bay để dưới nắp xe. Ngay lúc đó tôi hiểu chuyện gì đang xẩy ra và bắt đầu chụp ảnh liên tiếp, hình ảnh chỉ cách nhau vài giây”. Ông viết tiếp: “Vị sư ngồi xuống, đặt hai chân lên đùi theo tư thế truyền thống của đạo Phật và chờ đợi, đầu hơi cúi xuống trong khi hai vị sư kia mang xăng đến và đổ hết can xăng chì chừa lại khoảng một lít để đổ lên đầu ông”.

Ảnh chụp lúc 09h17, khi một nhà sư đang đổ xăng lên người và đầu Hoà thượng Thích Quảng Đức.

Ngay sau đó, vị Hoà thượng bật diêm. Browne kể lại: “Tôi đứng cách khoảng 6 mét về phía bên phải và gần trước mặt Hoà thượng Thích Quảng Đức. Tôi nhìn thấy rõ ông bật diêm đặt lên trên đùi và với một cử động nhẹ nhàng ông chạm tay vào vạt áo”.

Đại Đức Thích Chơn Ngữ, người tưới xăng lên đầu và thân mình Hoà thượng Thích Quảng Đức tả lại: “Tay trái tôi xách thùng xăng, tay mặt tôi dìu Ngài bước ra xe và mời Ngài ngồi xuống. Ngài ngồi “Kiết Già” tay mặt đặt lên tay trái. Tôi cầm thùng xăng đáng lẽ tưới lên vai Ngài, nhưng vì hốt hoảng lo sợ mật vụ tới nên đã đổ xăng từ đầu Ngài trở xuống. Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh. Lửa tức tốc bừng cháy đốt ngay thân xác Ngài như một pho tượng trong khi các tăng ni quỳ xuống vừa khóc vừa niệm: A Di Đà Phật”.

Ảnh chụp lúc 09h18. Hoà thượng Thích Quảng Đức bật diêm tự thiêu.

Ngọn lửa bùng lên trước đông đảo tăng ni, phật tử và dân thường quanh đó. Browne đã nhanh chóng ghi lại thời khắc đó.

Bức ảnh Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.

Về phần mình, Browne tường thuật lại: “Khi chúng tôi đến đó, các tăng ni nhanh chóng tập trung thành một vòng tròn ở ngã tư giữa hai phố chính ở Sài Gòn. Một chiếc ô tô chạy đến. Hai nhà sư, một nhà sư dựa vào nhà sư trẻ hơn, bước ra khỏi xe. Nhà sư già bước đến giữa ngã tư. Hai nhà sư trẻ mang đến một can nhựa đựng xăng. Ngay sau khi nhà sư già ngồi, hai nhà sư trẻ đổ xăng lên nhà sư già. Nhà sư già lấy hộp diêm, bật lửa và thả xuống lòng mình, ngay lập tức lửa bọc lấy ông. Mọi người chứng kiến sự việc đều hoảng hốt”.

Theo Malcolm Browne, “tôi không biết chính xác ông chết khi nào vì chúng ta không thể thấy điều đó trên nét mặt hay giọng nói hay bất cứ gì. Ông không kêu lên vì đau. Nét mặt của ông vẫn tương đối bình thản cho đến khi bị đen đi vì cháy đến mức bạn không thể nhận ra được nữa. Cuối cùng các tăng ni quyết định là vị Hoà thượng đã qua đời và họ mang quan tài gỗ đến”.

Được hỏi về suy nghĩ của ông vào thời điểm đó, Browne cho biết: “Khi đó, tôi chỉ nghĩ đến việc cần phải đều chỉnh độ phơi sáng là bao nhiêu khi vật chụp toả sáng, có thể là f10 hay gì khác, tôi không nhớ nữa… Tôi muốn chắc chắn là tôi đã điều chỉnh máy ảnh chính xác mỗi khi chụp và lấy tiêu điểm thích hợp. Tôi còn phải nạp phim nhanh để có thể theo kịp hành động. Tôi sử dụng hết 10 cuộn phim vì phải chụp liên tục”.

Phóng viên David Halberstam viết trên tờ Thời báo New York: “Tôi lại thấy cảnh đó thêm lần nữa, nhưng một lần là đủ lắm rồi. Ngọn lửa phun ra từ một con người; thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu của ông đen dần và hóa than. Trong không khí thoảng mùi cháy khét của thịt người; loài người có thể cháy nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Từ phía sau tôi có thể nghe tiếng thổn thức của những người Việt giờ đang tụ tập. Tôi đã quá sốc không thể khóc được, quá bối rối không thể ghi chép hay đặt câu hỏi, quá ngỡ ngàng không thể  suy nghĩ… Khi cháy, ông ấy không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào, sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với cảnh những người đang rền rĩ khóc than xung quanh”.

Các phóng viên ngoại quốc lúc này đã đến. Họ đứng gần, xa và trên các tòa nhà cao tầng để chứng kiến và thực hiện các phóng sự rồi tìm cách đưa ra nước ngoài để đăng tải. Lực lượng an ninh của Diệm được điều động đến để trấn áp và phá hoại cuộc tự thiêu nhưng đều thất bại, vì các tăng ni và Phật tử quyết bảo vệ bằng cách bao vây thành nhiều vòng trong tiếng niệm Phật ngân vang cả một bầu trời, có người nằm ngăn cản trước bánh xe cứu hỏa, xe tăng của lực lượng cảnh sát. Một cảnh sát phi mình vào và phủ phục trước hòa thượng nhằm tỏ lòng kính trọng. Những người chứng kiến phần lớn sửng sốt trong yên lặng, số khác thì khóc thét và bắt đầu cầu nguyện. Nhiều tăng ni cũng như người qua đường vì quá bàng hoàng đã quỳ lạy trước vị hòa thượng đang cháy bừng bừng. Một nhà sư tuyên bố nhiều lần qua một micrô bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt: “Một nhà sư đã tự thiêu. Một nhà sư đã trở thành người tử vì đạo”.

Nhiều nhà sư và những người qua đường kính cẩn chào từ biệt Hoà thượng Thích Quảng Đức

Nhờ sự nhậy bén với tình hình để có mặt đúng lúc Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày hôm đó, Malcolm Browne đã giành được giải Ảnh Báo chí thế giới (World Press Photo) và giải Pulitzer về đưa tin quốc tế (Pulitzer Prize for International Reporting) năm 1963. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Thời báo (Mỹ) năm 2011, Browne cho biết “tôi quan tâm hơn đến Phật giáo ở Việt Nam so với trước đó bởi vì tôi cảm nhận thấy sẽ có những sự kiện quan trọng sắp xẩy ra. Tôi làm quen với nhiều tăng ni là lãnh đạo phong trào Phật giáo đang hình thành”. “Khoảng mùa xuân, các tăng ni bắt đầu gián tiếp đề cập đến một hành động phản kháng gây tiếng vang – rất có thể là một tăng ni sẽ tự mình mổ bụng hay tự thiêu. Dù sao chăng nữa, đây là điều chúng ta phải chú ý”.

Malcolm Browne và bức ảnh lịch sử được trao giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963

Bức ảnh Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đã gây xúc động đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là John F. Kennedy phải thốt lên: “Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử thế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc đến thế”! Thượng nghị sĩ Frank Church, thành viên Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cũng đã phát biểu: “Chúng ta chưa từng chứng kiến cảnh tượng hãi hùng như thế này kể từ khi các vị thánh tử vì đạo dắt tay nhau vào đấu trường La Mã nộp mình”. Mới đây, trong danh sách các ảnh thời sự vĩ đại nhất mọi thời đại, do báo New Statesman (Anh) công bố, bức ảnh này của Malcolm Browne được xếp thứ hai chỉ sau bức ảnh “em bé napalm” chụp Nguyễn Thị Kim Phúc của Huỳnh Công Nick Ut, cũng là phóng viên hãng AP.

Với chúng ta, hành động tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức được coi là bước ngoặt của phong trào đấu tranh của Phật giáo chống chính quyền Ngô Đình Diệm và là thời khắc trọng yếu dẫn đến việc Diệm bị lật đổ tháng 11/1963.

Năm 2010, gần 50 năm sau, một đài tưởng niệm Thích Quảng Đức đã được xây dựng ở góc phố nơi Hoà thượng đã tự thiêu. Bia đá trước đài tưởng niệm viết “Tưởng nhớ hành động hy sinh và đóng góp của Hoà thượng Thích Quảng Đức với Phật pháp, hoà bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước”.

Một trong những bức ảnh của Malcolm Browne được sửa thành ảnh mầu.

Malcolm Browne đã mất ngày 27/8/2012, nhưng những bức ảnh ông chụp sáng ngày 11/6/1963 sẽ vĩnh viễn tồn tại như một biểu tượng cho cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm.■

Blog tư liệu Tags:Ngô Đình Diệm, Thập niên 1960, Việt Nam trên báo Mỹ

Post navigation

Previous Post: Hồ Chí Minh – Một con người kiên định
Next Post: Những cú đấm bão táp hướng về cuộc đàm phán hòa bình

More Related Articles

50 năm sau khi Sài Gòn thất thủ: Hồi tưởng của Nayan Chanda Blog tư liệu
Tâm trạng người Mỹ quanh vụ Tập kích Sơn Tây Blog tư liệu
Xuyên Đông Dương thuộc Pháp theo đường xe hơi Blog tư liệu
Tường thuật đầy đủ về vụ đàn áp Phật giáo tại Huế Blog tư liệu
Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào qua phóng sự độc quyền của Tạp chí Life Blog tư liệu
Cuộc khủng hoảng nhà ở Hà Nội cuối thập niên 80 Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tạp chí Phương Đông Official Channel
  • Thư viện Nguyễn Văn Hưởng Fanpage
Tạp chí Phương Đông số tháng 10-2024

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient
  • Sách Đông Dương – Thư viện QGVN
  • Thư tịch Hán Nôm – Thư viện QGVN
  • Báo chí số hóa – Thư viện QGVN

Bài mới

  • Tầm nhìn từ Lịch sử
  • NHỮNG KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH TRONG NGÀY 30/4/1975 (Kỳ 2)
  • Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954)
  • Lịch sử Trường Quốc Học Huế
  • Trang phục người dân An Nam

Lưu trữ

TRƯNG BÀY KỶ VẬT CHIẾN SĨ

Tags

1945 1954 1975 Bảo Đại Báo chí Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân chủ nghĩa thực dân Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA Cách mạng Tháng Tám giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hồ Chí Minh Hà Nội Mỹ nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu Nhật phong trào phản chiến phong tục phản chiến Pháp POW/MIA Quan hệ Việt - Mỹ Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 Thực dân Pháp triều Nguyễn Tết tình báo Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam thời hậu chiến Việt Nam trên báo Mỹ văn hóa Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Đăng ký

  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Thế giới đang thay đổi – Trật tự đa cực xuất hiện Xuất bản
  • Tầm nhìn từ Lịch sử Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Nước Nga trong thế giới đa cực Xuất bản
  • Chuyến thăm Hà Nội Xuất bản

Copyright © 2025 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.