Nhớ Hà Nội
Như chính tựa đề, “Nhớ Hà Nội” là một bức tranh tinh tế, xúc động, ngập tràn cảm xúc về con người và cảnh sắc kinh kỳ trong những năm đầu thế kỷ XX.
Như chính tựa đề, “Nhớ Hà Nội” là một bức tranh tinh tế, xúc động, ngập tràn cảm xúc về con người và cảnh sắc kinh kỳ trong những năm đầu thế kỷ XX.
Để giữ bí mật nhất có thể, các phi vụ ném bom được thực hiện vào ban đêm, trong đó những chiếc B-52 xuất phát từ U Tapao, Thái Lan và Căn cứ Không quân Andersen, Guam. Vì những người về được tới căn cứ sẽ hạ cánh trong bóng tối, nên phải đến bữa sáng ngày hôm sau, anh mới nhận ra ai trong số những đồng đội của mình đã không trở về.
Cuốn sách Chuyến thăm Hà Nội (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật & Thư viện Nguyễn Văn Hưởng) kể về chuyến đi của nữ nhà văn người Mỹ Susan Sontag đến Hà Nội vào tháng 5/1968 với tư cách một người ủng hộ phong trào phản chiến ở Mỹ trong thập niên 1960. Cuốn sách là 1 trong 3 tác phẩm chính thức được đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 17 – 2024. Lễ trao giải diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) vào ngày 8/10/2024.
Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 17 năm 2024 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) công bố 9 đề cử chính thức trên 4 hạng mục của mùa giải năm nay là Giải thưởng Lớn, Giải Tác phẩm, Giải Ý tưởng và Giải Việc làm.
Trong khoảng hai thập niên sau chiến tranh, do kinh tế khó khăn, người dân Hà Nội đã phải sống chen chúc trong những căn hộ chật chội, thiếu thốn những tiện nghi tối thiểu. Mời độc giả cùng hồi tưởng lại thời kỳ này qua trích đoạn phóng sự của nhà báo Neil Sheehan đăng trên tạp chí The New Yorker số ra ngày 18/11/1991.
Sự kiện tiếp quản Thủ đô qua hồi ký của Robert Bordaz, viên chức cấp cao người Pháp chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc di tản cho người Pháp sau chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngay cả trước cuộc chiến tranh trên không, một số nhà văn đã mô tả Hà Nội là một thành phố ảm đạm và điều này cũng đúng ở thời điểm hiện tại và đặc biệt đúng với khu phố cổ, nơi ta không thể thấy màu sắc gì. Ở đó hầu như không có gì để mua, trừ một số vật dụng hàng ngày theo đúng nghĩa của nó, thí dụ như đèn pin, phích nước, xe đạp cũ và phụ tùng xe đạp.
Để dần dần đối diện với những gì đang diễn ra ở Việt Nam, tôi đã phải quên đi nước Mỹ; thậm chí tham vọng hơn, phải tìm cách đẩy lùi ranh giới của ý thức hệ phương Tây vốn bao trùm và là ngọn nguồn ý thức hệ kiểu Mỹ của tôi.
Cùng với sự lớn mạnh của khu thành, đặc biệt là sự xuất hiện của quần thể Phủ Chúa Trịnh ở liền sát với các phố phường buôn bán, khu thị của Thăng Long đã trở nên sầm uất nhộn nhịp chưa từng thấy, lúc này được gọi là Kẻ Chợ, mà các lái buôn và giáo sĩ phương Tây đương thời đã coi như một thành phố thứ hai, “thành phố – chợ búa” bên cạnh “thành phố – cung điện”.
Khi trời xẩm tối, những quán bia và quán bar bắt đầu đông vui và chật kín người vào lúc 6 giờ tối, với hàng trăm chiếc xe đạp đỗ ở ngoài. Ở đây cũng có nhiều hàng quán nhỏ. Và len giữa những vườn cây xanh mát bao quanh những hồ nhỏ xinh xắn giữa lòng Hà Nội là những quán café ven hồ.