Skip to content
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Miền Bắc Việt Nam năm 1967: Bình thản, kiên cường dưới mưa bom Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Phantasmatic Indochina Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: The Art of Southeast Asia Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Viet-Nam Witness, 1953-1966 Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam Blog tư liệu
  • Dịch vụ thư tín của người An Nam xưa Blog tư liệu
  • Tổng thống Mỹ Richard Nixon với chiến dịch “Bờ biển Ngà” Blog tư liệu
  • Những bước bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Blog tư liệu
  • George Coedès và các công trình nghiên cứu về cổ sử Đông Nam Á Blog tư liệu
  • Việt Nam năm 1976 qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp Blog tư liệu
  • Quang cảnh Hà Nội cuối thế kỷ 19 Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Steinbeck in Vietnam Blog tư liệu
  • Hai triết gia Bertrand Russell và Jean-Paul Sartre đã ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh như thế nào? Blog tư liệu
  • Những tục lạ ngày Tết xứ Nghệ Blog tư liệu
  • Sự kiện Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945 qua Hồi ký Đại sứ Nhật Masayuki Yokoyama (Kỳ 3) Blog tư liệu

Miền đất vàng Đông Dương

Posted on 16/01/202216/12/2022 By editor No Comments on Miền đất vàng Đông Dương

Chersonèse d’Or Indochine (Miền đất vàng Đông Dương) là ấn phẩm tranh khắc gỗ của nghệ sĩ Pháp Emmanuel Defert (1878 – 1972), xuất bản lần đầu năm 1925 tại Hà Nội, ghi lại chặng đường rong ruổi suốt 20 năm của Defert tại Đông Dương. Ấn phẩm đặc biệt này vừa được Thư viện Nguyễn Văn Hưởng tổ chức khảo cứu, dịch sang tiếng Việt và phát hành đầu năm 2022.

Emmanuel Defert sinh tại tỉnh Nièvre thuộc miền Trung nước Pháp. Ông cùng lúc vừa học luật vừa học mỹ thuật tại Paris. Thường xuyên lui tới xưởng của các thợ tranh khắc gỗ và khắc axit bậc thầy, ông bắt đầu học nghệ thuật khắc gỗ.

Năm 1905, ông sang Đông Dương thuộc Pháp để làm viên chức. Đầu tiên, ông ở Lào, ghé qua Xiêm La và Miến Điện, lưu trú dài ngày ở cả ba miền trên khắp đất nước Việt Nam, rồi định cư ở Hà Nội từ năm 1921. Ông cộng tác thường xuyên với tờ tạp chí phê bình văn học và nghệ thuật Les pages Indochinoises (Trang Đông Dương) và minh họa cho tờ này bằng các tranh khắc gỗ của mình.

Nghệ sĩ Emmanuel Defert

Tập tranh Chersonèse d’Or Indochine của Emmanuel Defert mang vẻ đẹp tinh tế, từ nội dung (bao gồm các bức tranh khắc gỗ sống động, được điểm thêm những đoạn trích của các tác giả lớn như Rudyard Kipling hay văn chương, thần thoại bản xứ), hình thức (in hạng sang, khổ lớn) cho đến chất liệu giấy (làm từ bột thuần tre được sản xuất tại nhà máy giấy Đáp Cầu – Bắc Ninh). Những khung cảnh đặc sắc (rừng rậm, làng quê, phố cổ, đền đài, di tích, mồ mả, chùa chiền), cảnh sinh hoạt (chăn trâu, chèo thuyền, đánh cá, gồng gánh, mua bán, làm cầu), phong tục tập quán (con trai nối dõi, thờ cúng tổ tiên, vàng mã, lễ hội), văn hóa nghệ thuật (múa apsara, múa nghi lễ, mặt nạ tuồng, thổi khèn), văn học (truyền thuyết, thơ ca) cùng các hình ảnh, họa tiết đặc trưng về mặt tôn giáo (đạo Phật, đạo Hindu) đều được chọn lọc và thể hiện một cách sống động.

Sự hòa quyện các yếu tố từ màu sắc, phông chữ đến nội dung cuốn sách giống như một bản nhạc nhịp nhàng, tạo nên một tác phẩm mang lại nhiều mỹ cảm cho người thưởng thức. Đây là cuộc gặp gỡ giữa cổ kính với hiện đại, sự giao hòa giữa tranh và chữ, nét giao thoa giữa Đông với Tây, là thành tựu của sự hợp tác giữa những rung động nghệ thuật của người nghệ sĩ Pháp, với đôi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công Việt Nam, tạo tác trong xưởng in của người Việt (nhà in Lê Văn Phúc).

Ngay khi mới xuất bản, cuốn sách Miền đất vàng Đông Dương đã nhận được nhiều lời ngợi khen trong giới nghệ thuật và báo chí Pháp:

“Ông Bộ trưởng Thuộc địa, Léon Perrier khi thăm thú cuộc triển lãm thuộc địa đã dừng chân rất lâu trước tủ kính để mở xem tác phẩm có tầm vóc mà Emmanuel Defert giới thiệu. Cuốn Miền đất vàng Đông Dương là một ấn phẩm của các thợ khắc gỗ An Nam ở Hà Nội. Được in trên giấy bằng bột tre, những bức tranh khắc gỗ này thể hiện sự khéo léo hiếm có và tài nghệ tột đỉnh trong nghệ thuật khắc gỗ”. – Les Annales Coloniales, 21/5/1926

“Một ấn phẩm sang trọng của ông Emmanuel Defert, thành viên Hội Nghệ sĩ Pháp, được in ấn để vinh danh xứ Đông Dương. Nhân đây, chúng tôi xin nói thêm rằng việc in chữ và tranh minh họa lên giấy tre rất hoàn hảo. Nó mang lại vinh dự cho nhà máy in của Pháp cũng như các nghệ sĩ Đông Dương”. – L’Oeuvre, 04/04/1926

Bên cạnh việc phục dựng các tờ tranh gốc và biên dịch các đoạn thơ văn đi kèm, dịch giả Nguyễn Bình Phương cùng ban biên tập còn chú giải kỹ lưỡng về nghệ sĩ Emmanuel Defert, ông Lê Văn Phúc, và các văn sĩ – tác giả của những đoạn trích trong tập tranh.

Ấn bản tiếng Việt năm 2022 được in với số lượng 600 bộ. Mỗi bộ bao gồm 48 tờ tranh phục dựng bản gốc tiếng Pháp (được in rời trên giấy mỹ thuật để độc giả có thể đóng khung trang trí cho không gian sống của mình), kèm bìa cứng bồi thủ công; và 1 quyển phụ chú gồm các phần dịch nghĩa, khảo cứu về tác giả, tác phẩm.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc■

Một số bức tranh trong sách Miền đất vàng Đông Dương

Ở nơi ấy
Trong ngôi làng im lìm
Mọi thứ cứ lặng yên
Ngay cả chú ve sầu râm ran
Cũng bỗng nhiên ngưng bặt
Thẫn thờ khắp chốn nhân gian
Cuốn vật cùng người vào màn phủ lãng quên.
– R. Crayssac, Les griffes du dragon (Móng rồng)
Đền Hoa Sen (Đền Ngọc Sơn)
Vàng mã
Mưa dầm dề, hai đứa nằm chung một manh chiếu, uống trà chát và bỏm bẻ nhai trầu. Chúng tôi nhắc đến vụ mùa và những kiện tụng của bạn, đến bọn cướp biển và những hồn ma vất vường… – Jean Marquet, Du village à la cité (Từ làng mạc đến thành phố)
Xuất bản Tags:Đông Dương, nghệ thuật

Post navigation

Previous Post: Tháng 8 năm 1945 qua hồi ký của Cố vấn Masayuki Yokoyama
Next Post: Miền đất vàng Đông Dương: Tập sách tranh khắc gỗ của họa sĩ Emmanuel Defert

More Related Articles

Dọc theo Con đường Cái Quan của Đông Dương năm 1931 (Kỳ 3) Blog tư liệu
Thăm quan Bảo tàng Maurice Long – Một công trình lộng lẫy của Hà Nội xưa Blog tư liệu
Jean-Paul Sartre và tình cảm với Việt Nam Blog tư liệu
Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
Dọc theo Con đường Cái Quan của Đông Dương năm 1931 (Kỳ 1) Blog tư liệu
Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tài nguyên

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient

Bài mới

  • Chiến thuyền của vùng Viễn Đông từ năm 202 TCN đến năm 1419
  • Sự sụp đổ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu qua hồi ký Trần Văn Đôn
  • Người Hoa ở miền Nam Việt Nam trước khi Pháp xâm lược [1]
  • Chiến thuật phục kích, tấn công của du kích Nam Bộ qua phân tích của Cố vấn quân sự Mỹ tại Sài Gòn
  • Tài liệu giải mật: Các cuộc họp bên lề Hội nghị Geneva 1954

Lưu trữ

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh Châu Á CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế hậu thực dân Hồ Chí Minh Hà Nội Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến phản chiến phụ nữ Pháp Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 thư viện tuyển dụng Tết Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.