Skip to content
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ thư viện
  • Nghiên cứu
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản

Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng

Posted on 16/12/2022 By editor No Comments on Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng

Cuốn sách Pol Pot: Anatomy of a Nightmare (Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng) của Philip Short là cuốn sách hay, công phu, kỹ lưỡng được viết bằng tiếng Anh về chân dung Pol Pot, lãnh đạo chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ở Campuchia, được Nhà xuất bản Henry Bolt & Co xuất bản năm 2005.

Tác giả Philip Short, người Anh, nguyên là phóng viên đài BBC và thời báo Times of London. Tuy không phải là sử gia, nhưng sau này khi Khmer Đỏ bị tiêu diệt, tác giả đã lặn lội hơn 4 năm ở Campuchia, phỏng vấn nhiều nạn nhân cũng như một số cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ còn sống (như Khieu Samphan, Ieng Sary, Nuon Chea) và Laurence Picq, một phụ nữ Pháp nhiệt tình tin tưởng ở Khmer Đỏ, theo chồng là Suong Sikoeun về Phnom Penh năm 1975.

Cuốn sách Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng của Short là một tác phẩm có lượng thông tin khổng lồ, đầy ắp những câu chuyện và tình tiết đắt giá. Cuốn sách giúp người đọc biết thêm rất nhiều về Pol Pot, về chế độ Khmer Đỏ và cả về lịch sử Campuchia trong thế kỷ XX. Quan trọng hơn, cuốn sách góp phần rất lớn trong việc lý giải sự tàn bạo của chế độ Khmer Đỏ và nguồn gốc của sự tàn bạo này. Qua việc phân tích tư tưởng Pol Pot, cuốn sách đã vén được bức màn đen bí ẩn của nhóm xưng danh là trí thức cộng sản đại diện cho Campuchia. Ngay từ khi sống ở Pháp, họ đã xây dựng một học thuyết, một triết lý diệt chủng cùng với những thủ đoạn độc ác dự kiến sẽ áp dụng ở Campuchia mà sau này nhóm Pol Pot đã thực hiện. Sự tàn ác trong hơn ba năm dưới chính quyền Khmer Đỏ không phải bắt đầu từ ngày họ bước chân vào Phnom Penh mà đã manh nha từ mấy mươi năm về trước và dần dần leo thang kể từ khi nhóm Pol Pot quay về Campuchia.

Trái với nhiều quan điểm từ phương Tây cho rằng sự tàn bạo của Pol Pot bắt nguồn từ ý thức hệ và chế độ chính trị độc tài, tác giả Philip Short cho rằng, phần lớn sinh viên Khmer ở Pháp như Pol Pot không giỏi tiếng Pháp, không hiểu nổi kinh điển Marx – Lenin, chính tư duy về một xã hội cộng đồng, không có sở hữu tư nhân và chủ nghĩa dân tộc cực đoan hận thù lịch sử ăn sâu vào đầu óc Pol Pot, đã góp phần tạo ra những cuộc thanh trừng, diệt chủng, giết dần các dân tộc Campuchia. Tác giả cuốn sách cũng cho rằng bạo lực có nguồn gốc từ văn hóa Khmer  không có ý niệm “công lý” như những nền văn hóa khác. Điều này cũng tạo cơ sở cho những tội ác Pol Pot gây ra cho đất nước Campuchia.

Cuốn sách cũng đề cập nhiều những liên hệ với Việt Nam qua con mắt của người Khmer. Nội dung cuốn sách chỉ rõ và thừa nhận vai trò to lớn của Việt Nam trong việc giúp nhân dân Campuchia diệt trừ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.

Mặc dù không tránh khỏi một số khiếm khuyết, hạn chế, song cuốn sách vẫn thực sự là một tài liệu tham khảo có giá trị giúp chúng ta hiểu học thuyết, đường lối của Pol Pot đã dẫn Campuchia tới một chế độ diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại. Cuốn sách minh chứng rõ ràng rằng không thể nhầm lẫn chế độ diệt chủng này với chủ nghĩa cộng sản; ngược lại, chế độ Pol Pot đã đi ngược hoàn toàn và làm vẩn đục những giá trị cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản. Qua đó, một cách gián tiếp, cuốn sách khẳng định lại một lần nữa công lao của Việt Nam đã giúp đỡ lực lượng tiến bộ ở Campuchia tiễu trừ một chế độ đã tàn sát dân lành, hủy diệt tận gốc văn hóa và những cột trụ chính trị xã hội của Campuchia.

Trên tinh thần ấy, Ban Biên tập Tạp chí Phương Đông tổ chức dịch và hiệu đính cuốn sách này sang tiếng Việt nhằm xuất bản phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của bạn đọc.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc.

Xuất bản Tags:Campuchia, diệt chủng, Khmer Đỏ, Pol Pot

Post navigation

Previous Post: Dọc theo Con đường Cái Quan của Đông Dương năm 1931 (Kỳ 1)

More Related Articles

Dọc theo Con đường Cái Quan của Đông Dương năm 1931 (Kỳ 1) Blog tư liệu
Chân dung Đông Dương qua 21 bức tranh vẽ của Jean Despujols Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Kết nối với chúng tôi

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ

Bài mới

  • Phóng sự ảnh của nhà báo Pháp: Bộ đội Bắc Việt tạo dáng trước ống kính
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa
  • Thăm quan Bảo tàng Maurice Long – Một công trình lộng lẫy của Hà Nội xưa

Lưu trữ

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương Châu Á chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hà Nội hậu thực dân Hồ Chí Minh Kennedy Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến Pháp phản chiến phụ nữ Sài Gòn The sixties thuộc địa thư viện Thập niên 1960 tuyển dụng Vietnam War Việt Minh Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đông Dương Đông Nam Á Đảo chính
  • Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tài nguyên
  • Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 2) Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 1) Tài nguyên
  • Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris – MEP Tài nguyên
  • Viện Viễn Đông Bác Cổ và kho sách quý hiếm về Việt Nam Tài nguyên

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.