Skip to content
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ thư viện
  • Nghiên cứu
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản

Giải phóng

Posted on 16/05/202216/12/2022 By editor No Comments on Giải phóng

Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện lịch sử trọng đại. Đã hơn bốn thập kỷ trôi qua, nhưng sự kiện Quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập,và những ngày tháng đầu tiên của Sài Gòn giải phóng và nước Việt Nam thống nhất vẫn sống mãi trong tâm trí người dân Việt Nam và bạn bè thế giới.

Nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày chiến thắng (30/4/1975 – 30/4/2019), Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông tổ chức biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu với bạn đọc cuốn “GIẢI PHÓNG” của Tiziano Tezani.

Nhà báo, nhà văn nổi tiếng người Ý Tiziano Terzani (1938-2004) là người đã tường thuật suốt 30 năm liền từ châu Á cho tuần báo Der Spiegel. Ông là một trong những phóng viên nổi tiếng ở Đông và Đông Nam Á và là đặc phái viên cho tuần báo Der Spiegel tại Đông Nam Á, đến Sài Gòn vào năm 1971. Giữa tháng 3-1975, ông nhận được lệnh của chính quyền Sài Gòn trục xuất khỏi miền Nam Việt Nam với lý do là một trong những bài báo của ông đã xúc phạm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ngay lúc này, Tiziano Terzani đã linh cảm rằng ngày tàn của chế độ Việt Nam Cộng hoà đã đến, nên ông tìm mọi cách để ở lại miền Nam Việt Nam nhằm chứng kiến giây phút cuối cùng của chiến tranh. Tháng 4 năm 1975, ông là một trong số ít nhà báo phương Tây đã ở lại Sài Gòn, và trở thành nhân chứng của thời điểm lịch sử đó. Ông được chứng kiến cảnh xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập – kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Sau ngày 30/4/1975, Tiziano Terzani được phép ở lại Việt Nam thêm 3 tháng. Trong 3 tháng này, ông đã đi gần như xuyên suốt Việt Nam, gặp những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam và chứng kiến những thay đổi sau ngày 30/4/1975. Ông là một trong những nhà báo tích cực chống lại sự can thiệp của người Mỹ tại Việt Nam và công khai coi cuộc chiến đấu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và miền Bắc Việt Nam là cuộc chiến yêu nước của người Việt Nam cần được thế giới ủng hộ.

Ba tháng sau ngày miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, Tiziano Terzani rời Việt Nam từ Hà Nội. Trong chiếc va li của mình, ông đã mang theo 14 cuốn sổ ghi chép, 20 băng cát-xét ghi lại các cuộc phỏng vấn, các bài phát biểu, các cuộc trò chuyện với người dân trên phố, và nhiều gói báo, các tài liệu và các bản dịch. Chính từ các tài liệu đó, cuối năm 1975, ông cho ra đời tác phẩm “GIẢI PHÓNG” kể lại 3 ngày cuối cùng của chiến tranh trước khi Sài Gòn được giải phóng và 3 tháng Tiziano Terzani quan sát đất nước Việt Nam sau khi thống nhất và bước vào giai đoạn đầu của xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cuốn sách “GIẢI PHÓNG” do John Shepley dịch từ tiếng Ý ra tiếng Anh và được Nhà xuất bản St. Martin’s Press (New York) xuất bản năm 1976. Cuốn sách này được tái bản tại Thái Lan năm 1997 dưới cái tên: Sài Gòn 1975: “3 ngày và 3 tháng”.

Nhà báo, nhà văn người Ý Tiziano Terzani qua đời vào ngày 28/7/2004 ở tuổi 65.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm “GIẢI PHÓNG” nổi tiếng của ông./.

Xuất bản Tags:1975

Post navigation

Previous Post: Sài Gòn, Việt Nam, tháng Tư – tháng Năm 1975

More Related Articles

“Cuộc chiến đã kết thúc!” Blog tư liệu
Sài Gòn, Việt Nam, tháng Tư – tháng Năm 1975 Blog tư liệu
Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Kết nối với chúng tôi

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ

Bài mới

  • Phóng sự ảnh của nhà báo Pháp: Bộ đội Bắc Việt tạo dáng trước ống kính
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa
  • Thăm quan Bảo tàng Maurice Long – Một công trình lộng lẫy của Hà Nội xưa

Lưu trữ

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương Châu Á chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hà Nội hậu thực dân Hồ Chí Minh Kennedy Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến Pháp phản chiến phụ nữ Sài Gòn The sixties thuộc địa thư viện Thập niên 1960 tuyển dụng Vietnam War Việt Minh Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đông Dương Đông Nam Á Đảo chính
  • Viện Viễn Đông Bác Cổ và kho sách quý hiếm về Việt Nam Tài nguyên
  • Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tài nguyên
  • Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 2) Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 1) Tài nguyên
  • Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris – MEP Tài nguyên

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.