Skip to content
  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Liên hệ
    • Báo chí
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
    • Đăng ký làm thẻ
    • Đăng ký tài khoản Thư viện số
  • Tài nguyên
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Trưng bày trực tuyến
  • Toggle search form
  • Những thiên hình vạn trạng của nạn hối lộ thời Pháp thuộc Blog tư liệu
  • Người Hà Nội đi kháng chiến Blog tư liệu
  • Sự kiện Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945 qua Hồi ký Đại sứ Nhật Masayuki Yokoyama (Kỳ 3) Blog tư liệu
  • Lịch sử hồ Tây và hồ Trúc Bạch Blog tư liệu
  • Một lễ hội tôn giáo ở An Nam – ngày Tết Blog tư liệu
  • Tết Trung thu: Lễ hội của rồng và mặt trăng Blog tư liệu
  • “Giống như đi trên tên lửa”: Phi công Mỹ nhớ lại nỗi kinh hoàng của cuộc ném bom Giáng sinh năm 1972 ở Việt Nam Blog tư liệu
  • Miền đất vàng Đông Dương: Tập sách tranh khắc gỗ của họa sĩ Emmanuel Defert Blog tư liệu
  • Nhìn lại khởi nghĩa Bắc Sơn Blog tư liệu
  • Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào qua phóng sự độc quyền của Tạp chí Life Blog tư liệu
  • Canh bạc ở Đông Dương Blog tư liệu
  • Đặc phái viên Edmund Roberts các sứ bộ ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên sang Việt Nam, các năm 1832 và 1835 Blog tư liệu
  • Ngoại giao triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược Việt Nam Blog tư liệu
  • Mạng lưới chợ ở Thăng Long – Hà Nội trong những thế kỷ XVII – XVIII – XIV Blog tư liệu
  • Bà Trần Lệ Xuân và vấn đề nữ quyền ở miền Nam Việt Nam Blog tư liệu

Tầm nhìn từ Lịch sử

Posted on 30/05/202530/05/2025 By editor No Comments on Tầm nhìn từ Lịch sử

Bảo Bình

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng vừa ra mắt cuốn sách mới của ông mang tựa đề “Tầm nhìn từ Lịch sử” vào cuối tháng 4 năm 2025.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng trong một thập kỷ trở lại đây đã trở thành một tác giả sách chính luận được nhiều người tìm đọc. Những cuốn sách của ông như Phán Xét, Một góc nhìn thời cuộc, Đối thoại đã trở thành sách bán chạy nhất và luôn ở trong danh mục được giới sách săn lùng dù nhiều bản thảo chỉ lưu hành nội bộ. Các cuốn sách mới xuất bản công khai của ông phân tích về trật tự đa cực và nước Nga cũng được đón nhận và thảo luận rộng rãi.

Sau khi nghỉ hưu, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng tập trung nghiên cứu và viết sách với tư cách một công dân Việt Nam muốn đóng góp tiếng nói của mình cho sự phát triển đất nước trên nhiều phương diện. Dù không còn ở cương vị quản lý, tiếng nói của ông vẫn được các bạn đọc trân trọng lắng nghe bởi bề dày kinh nghiệm thực tiễn và trí tuệ của ông trong suốt sự nghiệp tham gia hoạt động quản lý nhà nước của mình.

Bìa sách “Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới”

Trong cuốn sách mới xuất bản, “Tầm nhìn từ Lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới”, Tướng Hưởng chia sẻ trăn trở với nhiều người Việt Nam yêu dân tộc mình: đất nước ta nên đi lên bằng cách nào? Làm thế nào để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng trong một thế giới biến chuyển phức tạp như hiện nay. Tác giả đặt vấn đề đất nước đã đạt được những thành tự to lớn sau Đổi mới, là quốc gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành trung tâm sản xuất của khu vực, có vị thế trong ASEAN. Dù vậy, tâm tư của tác giả cũng như nhiều cán bộ quản lý lão thành là chưa thoả mãn với sự phát triển như vậy của đất nước.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng tâm sự trong lời mở đầu sách: “Việt Nam đã phát triển nhưng vẫn còn ở trình độ thấp. Trải qua 40 năm cải cách, tầm mức của Việt Nam hiện chưa thoả hết khát vọng dân tộc. Những gì đạt được và chưa đạt được nhiều người đã biết. Vấn đề đáng suy nghĩ là có phải chúng ta thiếu tiềm năng không, thiếu nhân lực không, thiếu điều kiện gì không để thực sự vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn”.

Theo quan điểm của tác giả, bốn thập kỷ Đổi mới và Hội nhập đã qua đi, Việt Nam đã tận dụng được không ít thời cơ và cũng đã bỏ lỡ một số cơ hội. Rào cản với phát triển dường như vẫn là vấn đề thể chế. Đường lối phát triển đất nước rất rõ và đúng đắn nhưng chúng ta vẫn thiếu những giải pháp căn bản được thực thi. Chủ trương đúng đắn nhưng biện pháp thi hành không phải lúc nào cũng đã đặt mục tiêu lớn là làm cường thịnh đất nước lên trên hết. “Chúng ta đã trải qua những giai đoạn mà nhiều cán bộ, doanh nghiệp lo lắng về an toàn của bản thân hơn là nỗ lực thúc đẩy phát triển. Chúng ta đã thấy rất nhiều cán bộ, doanh nghiệp vi phạm khiến cộng đồng xã hội lâm vào trạng thái chờ đợi, nghe nghóng, hơn là xắn tay vào cùng nhau hành động để phát triển. Làm trong sạch bộ máy là vô cùng cần thiết nhưng quá nhiều cán bộ chủ chốt vi phạm ít nhiều đã tạo ra khủng hoảng cán bộ quản lý và tâm lý trì trệ. Chúng ta đã cảm nhận rõ ở nhiều thời điểm trước đây sự suy giảm và bế tắc trong phát triển”, Tướng Hưởng tâm tư trong lời mở cuốn sách.

Tuy vậy, quy luật biện chứng của phát triển là trong sự suy giảm có sức bật cường thịnh trở lại. Thế hệ lãnh đạo mới của Đảng hiện nay thấu hiểu tình hình đất nước và có tư duy đột phá, tuyên bố về sự cần thiết phải chuyển đổi mạnh mẽ để vươn tới kỷ nguyên mới. Tác giả xác định: “Thời vận của đất nước đã đến với một lực lượng cán bộ lãnh đạo mới. Người lãnh đạo cao nhất của Đảng ngay sau khi nhậm chức đã đưa ra nhiều quan điểm mang tính thực tiễn và mang tới nguồn ánh sáng mới để phát triển đất nước. Tuyên bố của Tổng Bí thư về một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chính là ngọn cờ để hệ thống chính trị và toàn thể xã hội hướng theo. Có thể coi đây là thời điểm mang tính bước ngoặt”.

Những khích lệ của thời đại mới đã khơi dậy suy nghĩ, trăn trở ấp ủ bấy lâu của Tướng Hưởng. Cảm hứng đó đã thôi thúc ông viết cuốn sách “Tầm nhìn từ lịch sử”, với mong muốn chia sẻ tầm nhìn để hoàn thiện các giá trị Việt Nam hướng tới kỷ nguyên mới, như một đóng góp ý kiến của một công dân đối với con đường đi lên của dân tộc.

Cuốn sách không đi sâu vào nêu giải pháp mà trình bày hệ thống quan điểm để phát triển đất nước. Theo tác giả, trong triết lý của người châu Á, muốn bước dài thì chân phải vững, muốn leo dốc cao thì bậc phải chắc, cuốn sách này đã đưa ra một hệ thống ý tưởng rất toàn diện và thực tiễn để Việt Nam sớm hoàn thiện những giá trị của mình tiến vào kỷ nguyên mới. “Những gì chưa đạt được phải đạt được. Những gì đã đạt được nhưng chưa đủ cũng phải đi sâu để hoàn thiện hơn. Có thế, Việt Nam mới tạo ra được nền móng, bệ phóng vững chắc để bay cao”, tác giả Nguyễn Văn Hưởng chia sẻ.

Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra nhiều luận điểm đặc sắc về địa lý và lịch sử đất nước. Ông cho rằng hình hài chữ S của dân tộc Việt Nam tương ứng với vòng tròn âm dương, các yếu tố sông núi Việt Nam cũng thể hiện trọn vẹn sự cân bằng âm dương, là cơ sở để Việt Nam sẵn sàng cho vị thế trung tâm của mình trong kỷ nguyên mới. Tướng Hưởng nhận định tầm nhìn để phát triển Việt Nam phải xuất phát từ chính lịch sử của đất nước, văn hoá của dân tộc chứ không phải bắt nguồn từ bất kỳ tư tưởng ngoại lai nào. Những luận điểm và dẫn chứng để minh hoạ cho quan điểm này được ng trình bày rất mạch lạc và tổng quát xuyên suốt cuốn sách.

Cuốn sách “Tầm nhìn từ Lịch sử” của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đưa ra một hệ thống ý tưởng rất toàn diện và thực tiễn để Việt Nam sớm hoàn thiện những giá trị của mình tiến vào kỷ nguyên mới. Hình minh họa: Trung Hiển

Tác giả Nguyễn Văn Hưởng cũng đã tham khảo rất kỹ các nghiên cứu mới nhất của giới sử học về sự hình thành nền văn minh Việt Nam từ ba cái nôi lớn, văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc, Óc Eo ở miền Trung và Phù Nam ở miền Nam. Ông cho rằng sự hợp nhất ba trung tâm này đã tạo ra nền móng và sức mạnh cho một quốc gia toàn vẹn, từ sâu trong hành trình lịch sử nhiều biến động và thách thức của dân tộc. Ở phần cuối sách, tác giả cũng dành phần nhỏ chia sẻ tâm tư về Hà Nội, trái tim của đất nước cũng là nơi hội tụ nguyên khí quốc gia. Đất nước phát triển hay không xét về cả chính trị, văn hoá lẫn tâm linh, phải bắt đầu từ Hà Nội. Khôi phục lại các giá trị, các di sản và sông ngòi của Hà Nội chính là tạo ra nhuệ khí, sinh khí cho đất nước lúc này.

Đọc cuốn sách, nhiều người đọc đều thấy rõ và đồng ý với tác giả rằng dân tộc ở một bước ngoặt, khi thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều phù hợp cho quốc gia cất cánh, bước vào một thời đại mới. Tác giả tâm sự dù đã ở lứa tuổi “xưa nay hiếm”, ông vẫn muốn góp một tiếng nói vì tương lai của các thế hệ con cháu sau này, vì một đất nước thực sự vươn mình bay lên. Mong muốn của tác giả đã thành hiện thực khi cuốn sách ra đời và được các nhà hoạch định chính sách, giới sử học cũng như bạn đọc hào hứng đón đọc, bình luận. Các ý kiến đều đánh giá rất cao cuốn sách cũng như những quan điểm thể hiện sự mẫn tiệp về trí tuệ của một vị tướng an ninh được đất nước và nhân dân kính trọng.■

Xuất bản Tags:giới thiệu sách, Hà Nội, văn hóa

Post navigation

Previous Post: Lịch sử Trường Quốc Học Huế

More Related Articles

Hà Nội tháng Ba năm 1967 Blog tư liệu
Giới thiệu sách: The great hill stations of Asia Blog tư liệu
Nước Nga trong thế giới đa cực Xuất bản
Giới thiệu sách: Steinbeck in Vietnam Blog tư liệu
Book review: Chợ Lớn 1955 Báo chí
Giới thiệu tư liệu: Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946: Danh sách và tiểu sử các vị ứng cử tại Hà Nội Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tạp chí Phương Đông Official Channel
  • Thư viện Nguyễn Văn Hưởng Fanpage
Tạp chí Phương Đông số tháng 10-2024

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient
  • Sách Đông Dương – Thư viện QGVN
  • Thư tịch Hán Nôm – Thư viện QGVN
  • Báo chí số hóa – Thư viện QGVN

Bài mới

  • Tầm nhìn từ Lịch sử
  • NHỮNG KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH TRONG NGÀY 30/4/1975 (Kỳ 2)
  • Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954)
  • Lịch sử Trường Quốc Học Huế
  • Trang phục người dân An Nam

Lưu trữ

TRƯNG BÀY KỶ VẬT CHIẾN SĨ

Tags

1945 1954 1975 Bảo Đại Báo chí Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân chủ nghĩa thực dân Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA Cách mạng Tháng Tám giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hồ Chí Minh Hà Nội Mỹ nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu Nhật phong trào phản chiến phong tục phản chiến Pháp POW/MIA Quan hệ Việt - Mỹ Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 Thực dân Pháp triều Nguyễn Tết tình báo Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam thời hậu chiến Việt Nam trên báo Mỹ văn hóa Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Đăng ký

  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Chuyến thăm Hà Nội Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Nước Nga trong thế giới đa cực Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Thế giới đang thay đổi – Trật tự đa cực xuất hiện Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản

Copyright © 2025 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.