Skip to content
  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Liên hệ
    • Báo chí
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
    • Đăng ký làm thẻ
    • Đăng ký tài khoản Thư viện số
  • Tài nguyên
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Trưng bày trực tuyến
  • Toggle search form
  • Mục đích làm đường sắt Hải Phòng – Côn Minh của thực dân Pháp Blog tư liệu
  • Lịch sử để làm gì? Blog tư liệu
  • “Trại May Mắn” thẳng tiến Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Vietnamese colonial republican: The political vision of Vu Trong Phung Blog tư liệu
  • Chiến thuyền của vùng Viễn Đông từ năm 202 TCN đến năm 1419 Blog tư liệu
  • Nha Trang khởi nghĩa Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Cuộc chiến tranh Lạnh về Văn hóa: CIA trong thế giới của nghệ thuật và tri thức Blog tư liệu
  • Hồ Chí Minh – Một con người kiên định Blog tư liệu
  • Tường thuật cuộc đảo chính và cái chết của Ngô Đình Diệm [1] Blog tư liệu
  • Giới thiệu tư liệu: Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946: Danh sách và tiểu sử các vị ứng cử tại Hà Nội Blog tư liệu
  • Du lịch Quảng Bình năm 1931 Blog tư liệu
  • Ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920 Blog tư liệu
  • Miền Nam Việt Nam: Cái kết của cuộc chiến tranh ba mươi năm Blog tư liệu
  • Những lễ Tết đầu xuân của Triều đình Huế Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Phantasmatic Indochina Blog tư liệu

Hồ Chủ tịch nói về nội trị, ngoại giao nước nhà trong những ngày đầu độc lập

Posted on 08/09/2023 By editor No Comments on Hồ Chủ tịch nói về nội trị, ngoại giao nước nhà trong những ngày đầu độc lập

Công Dân / Báo Cứu Quốc, số 61, ngày 8/10/1945

Sau khi giành lại chính quyền từ tay Nhật – Pháp, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở đầu cho một kỷ nguyên độc lập của nước ta. Sự kiện này đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận trong và ngoài nước. Bấy giờ, những nhà lãnh đạo mới của chính quyền lâm thời đã có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc báo chí để phổ biến thông tin về quan điểm, đường lối, chính sách điều hành đất nước trong buổi đầu độc lập. Báo Cứu quốc, số 61, ngày 8/10/1945, đã ghi lại cuộc trò chuyện của Hồ Chủ tịch với các phóng viên báo hàng ngày ở Bắc Bộ phủ.

Hồi 4 giờ chiều hôm kia, đại biểu các báo hàng ngày đã tới dinh Bắc Bộ yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau những cái bắt tay chặt, Hồ Chủ tịch nhìn các đại biểu một lượt, rồi cười nói một câu vui, giản dị, đem lại cho cuộc hội đàm một bầu không khí vô cùng thân mật. Các nhà báo yêu cầu Hồ Chủ tịch cho biết tình hình ngoại giao và nội trị nước nhà trong những ngày vừa qua.

Sau Ngày Độc lập 2/9/1945, Bắc Bộ phủ trở thành tổng hành dinh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời làm việc. Ảnh: Redsvn

Về ngoại giao, Cụ Hồ nói, chia làm ba, với Trung Hoa, với Mỹ và với Pháp. Với Trung Quốc, hai bên vẫn giữ được tình thân thiện. “Hôm trước đây, tôi đã gặp Hà Tổng trưởng. Ông cũng tuyên bố như những yếu nhân Trung Hoa đã tuyên bố, không có dã tâm về đất đai Việt Nam và hi vọng để các nước Á Đông độc lập. Tổng trưởng Hà Ứng Khâm là một quân nhân, không có quyền nói về chính trị, nên ông không thể nói hơn về nền độc lập của chúng ta. Lấy tình riêng mà nói, Hà Tổng trưởng, mặc dầu từ trước tới nay đối với tôi chưa từng quen biết, nhưng về phương diện cá nhân, ông rất tử tế. Điều đó không lạ, vì là một người Trung Quốc, ai cũng mong chúng ta được độc lập. Hai nước Trung Hoa và Việt Nam có liên lạc với nhau về kinh tế và chính trị, thì hai dân tộc không thể không có sự tương trợ, tương thân”. Nói thêm về thái độ trung lập của Trung Hoa theo như Tưởng Chủ tịch đã tuyên bố, không có tham vọng về đất đai của nước Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã nhắc lại một đoạn trong cuốn Vận mệnh nước Trung Hoa do Chủ tịch Tưởng Giới Thạch viết: “Chiến tranh đã kết liễu. Đế quốc chủ nghĩa cũng đã hết. Vấn đề quốc gia độc lập là nền tảng cuộc hoà bình thế giới. Nếu các dân tộc Á Đông không được hưởng hoà bình và tự do, sẽ có cuộc chiến tranh thứ ba nối tiếp cuộc Chiến tranh Thứ hai, như cuộc Chiến tranh Thứ hai đã nối tiếp cuộc Chiến tranh Thứ nhất”.

Đối với Mỹ, những phái bộ Mỹ đến Việt Nam đã tỏ rõ với Chính phủ lâm thời một cảm tình đặc biệt. Đó là thứ cảm tình giao tế quân nhân phái bộ Mỹ đối với mình. Còn ngoài ra, các đại biểu phái bộ Mỹ vẫn chủ trương thuyết là quân nhân không có quyền nói chính trị.

Tranh vẽ Hồ Chủ tịch làm việc tại phủ Bắc Bộ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân năm 1946

Với Pháp, rất đơn giản là Chính phủ buộc Pháp phải công nhận nền độc lập của nước ta. Được thể, về vấn đề khác càng có thể giải quyết rất dễ dàng. Đã có Tướng Alexandre tới yết kiến, sau đó có một nhà báo hàng ngày. Rồi hôm kia lại có hai người quan ba trong phái bộ Pháp đến.

Về vấn đề nội trị, Hồ Chủ tịch nói: “Chính phủ Dân chủ Cộng hoà lâm thời là công bộc của dân. Anh em trong Chính phủ, ai là người có tài năng, có đức hạnh, giúp đỡ cho dân, cho nước, tất nhiên là được quốc dân hoan nghênh. Là người này hay người khác cũng thế, ai là dân đều có quyền giúp đỡ. Nước ta đã là một nước Dân chủ Cộng hòa, chính quyền đã ở trong tay dân, nhân dân hoan nghênh người có tài, có đức, gánh vác cho dân được thì người đó đảm nhận trách nhiệm. Làm việc nước hay làm việc gì khác, người ta thường muốn có một chút danh hay một chút lợi về phần mình. Nhưng anh em trong Chính phủ Lâm thời hiện nay, như quốc dân đã biết, ra gánh vác việc nước, không ai mong danh hay chuộng lợi. Muốn cho danh chính, lợi chính, thì “danh” làm sao cho dân tộc mình có danh với thế giới, và “lợi” làm thế nào cho tranh được lợi với thế giới”.

Nói đến đây, tấm lòng yêu nước lại bùng lên thành một cảm giác thông cảm với những thảm trạng của đồng bào đang lâm vào cảnh chết chóc lầm than, Hồ Chủ tịch nghẹn ngào nói: “Đồng bào chúng ta đã đi gần vào chỗ chết đói. Và máu của đồng bào chúng ta đang đổ ra trong Nam bộ”. Cụ ngừng lại một lúc, rồi nói tiếp: “Lúc này, chúng ta phải thực hành cho rộng việc quyên gạo. Trong miền Trung đã thực hiện rồi, còn ở Bắc bộ cũng sắp thực hành nay mai”.

Rồi Cụ kết luận: “Có một điều chung ta đáng mừng là cách mạng Việt Nam đã có một ưu điểm so với cách mạng các nước Nga, Tàu, Pháp. Cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ máu nhiều. Có nước phải chặt đầu Vua. Có nước đồng bào chia đảng phái, chém giết nhau liên tiếp trong bao nhiêu năm. Nước ta Vua tự thoái vị, các đảng phái không có mấy. Trong một thời gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối, muôn dân đoàn kết để mưu hạnh phúc chung là nước được hoàn toàn độc lập và chống được giặc xâm lăng, đuổi bọn thực dân tham ác ra ngoài bờ cõi”.■

Blog tư liệu Tags:1945, Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

Post navigation

Previous Post: Kỷ niệm Ngày Độc lập
Next Post: Phóng viên báo Nhật Asahi phỏng vấn Bộ trưởng Trần Huy Liệu

More Related Articles

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 – Sách lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta – qua tài liệu của Pháp Blog tư liệu
Thanh niên trí thức Việt Nam đi vào cuộc Cách mạng Tháng Tám như thế nào? Blog tư liệu
Phóng viên báo Nhật Asahi phỏng vấn Bộ trưởng Trần Huy Liệu Blog tư liệu
Tháng 8 năm 1945 qua hồi ký của Cố vấn Masayuki Yokoyama Blog tư liệu
Những thành tựu của cuộc Cách mạng Tháng Tám Blog tư liệu
Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam qua tài liệu của Pháp Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tạp chí Phương Đông Official Channel
  • Thư viện Nguyễn Văn Hưởng Fanpage
Tạp chí Phương Đông số tháng 10-2024

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient
  • Sách Đông Dương – Thư viện QGVN
  • Thư tịch Hán Nôm – Thư viện QGVN
  • Báo chí số hóa – Thư viện QGVN

Bài mới

  • Tầm nhìn từ Lịch sử
  • NHỮNG KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH TRONG NGÀY 30/4/1975 (Kỳ 2)
  • Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954)
  • Lịch sử Trường Quốc Học Huế
  • Trang phục người dân An Nam

Lưu trữ

TRƯNG BÀY KỶ VẬT CHIẾN SĨ

Tags

1945 1954 1975 Bảo Đại Báo chí Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân chủ nghĩa thực dân Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA Cách mạng Tháng Tám giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hồ Chí Minh Hà Nội Mỹ nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu Nhật phong trào phản chiến phong tục phản chiến Pháp POW/MIA Quan hệ Việt - Mỹ Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 Thực dân Pháp triều Nguyễn Tết tình báo Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam thời hậu chiến Việt Nam trên báo Mỹ văn hóa Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Đăng ký

  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Nước Nga trong thế giới đa cực Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Tầm nhìn từ Lịch sử Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Thế giới đang thay đổi – Trật tự đa cực xuất hiện Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Chuyến thăm Hà Nội Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản

Copyright © 2025 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.