Nguồn: Herring, G.C., 1986. America’s longest war: the United States and Vietnam, 1950-1975. New York: McGraw-Hill. 283-302.
Xem Phần 1
Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, 1964-1968
Mở đầu cho các tác phẩm trong thời kỳ Johnson nắm quyền là, “The War in Vietnam” của George C. Herring trong Khám phá những năm tháng của nhiệm kỳ Johnson (Exploring the Johnsons Years) (Austin, Tex., 1981), trang 27-62 do Robert A. Divine biên soạn. Sự mỉa mai của Việt Nam (The Irony of Vietnam) của Gelb và Betts là phân tích tốt nhất về suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách, mặc dù cuốn sách này nói quá mức về việc Johnson sẵn sàng chấp nhận một tình thế bế tắc. Tác phẩm của Halberstam “Giỏi nhất và sáng giá nhất” (Best and the Brightest) cũng rất hữu ích. Cuốn hồi ức của Johnson, “Điểm lợi thế” (The Vantage Point) (New York, 1971) tẻ nhạt và bao biện, nhưng lại chứa đựng những thông tin từ hồ sơ cá nhân của Tổng thống mà giới học giả vẫn chưa biết tới. Nhiệm kỳ Tổng thống của Lyndon B. Johnson (The Presidency of Lyndon B. Johnson) (Lawrence, Kans., 1983) của Vaughan Bornet là bản đánh giá cập nhật nhất về chính quyền Johnson cũng bao gồm vài chương về Việt Nam. Hiện không có tác phẩm tiểu sử học thuật nào về Johnson. Lyndon Johnson và giấc mơ Mỹ (Lyndon Johnson and the American Dream) (New York, 1976) của Dons Kearns không được coi là một tiểu sử tâm lý thành công, nhưng nó lại có được sự hiểu biết sâu sắc về tính cách, phong cách lãnh đạo và chính sách của Johnson với Việt Nam. Nội các ngày thứ ba (The Tuesday Cabinet) (Englewood Cliffs, N. J., 1970) của Henry Graff, một tuyển tập các bài phỏng vấn với Johnson và các cố vấn hàng đầu của ông trong quãng thời gian từ 1965 đến 1968, sinh động cho thấy bước chuyển từ lạc quan thận trọng cho tới thất vọng to lớn. Dean Rusk (Totawa, N. J., 1980) của Warren Cohen là một nghiên cứu xuất sắc về vị Ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Johnson. Tuy không thể so sánh với tập sách của Robert S. McNamara, song những tác phẩm khác như Bao nhiêu là đủ? (How Much Is Enough?) (New York, 1971) của Alain C. Enthoven and K. Wayne Smith, McNamara (New York, 1971) của Henry Trewhitt, Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân: 25 năm đầu tiên (The Joint Chiefs of Staff: The First Twenty-Five Years) (Bloomington, Ind., 1976) của Lawrence Korb, và tác phẩm mang tính phê phán cao của Gregory Palmer, Chiến lược McNamara và chiến tranh Việt Nam (The McNamara Strategy and the Vietnam War) (Westport, Conn., 1978), cũng giúp giải thích được phản ứng của Lầu Năm Góc với Việt Nam. Lên kế hoạch cho một thảm kịch (Planning a Tragedy) (New York, 1982) của Larry Berman phân tích sâu những quyết định cốt yếu tháng bảy năm 1965.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là chủ đề của hàng loạt cuốn sách. Tất cả đều thuộc loại hình phơi bầy sự thật và đều dựa trên các phiên điều trần của Quốc hội năm 1968, nhưng những phát hiện chính đã đứng vững. Những cuốn sách này bao gồm có tác phẩm của Anthony Austin, Cuộc chiến của Tổng thống (The President’s War) (Philadelphia, 1971), John Galloway, Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ (The Gulf of Tonkin Resolution) (Rutherford, N. J., 1970), Joseph C. Goulden, Sự thật là thương vong đầu tiên: Vụ án Vịnh Bắc Bộ – Ảo ảnh và thực tế (Truth is the First Casualty: The Gulf of Tonkin Affair-Illusion and Reality) (New York, 1969), và Eugene C. Windchy, Vịnh Bắc Bộ (Tonkin Gulf) (Garden City, N. Y., 1971).
Sách viết về hoạt động quân sự của Mỹ đã mọc lên như nấm trong những năm gần đây và chủ đề này vẫn gây nhiều tranh cãi. Để bắt đầu tìm hiểu về những tranh luận này, hãy đọc tác phẩm của George C. Herring, “Chiến lược của Mỹ ở Việt Nam: Tranh luận thời hậu chiến (American Strategy in Vietnam: The Postwar Debate)”, trên Tạp chí Military Affairs, 46 (tháng tư năm 1982), trang 57-63. Tiếng kèn vẫy gọi (Summons of the Trumpet) (San Rafael, Calif., 1978) của Dave Richard Palmer, là một điều tra tổng quát khá dễ đọc của một sĩ quan quân đội cao cấp, chỉ trích chiến lược tiêu hao là một chiến lược vô nghĩa, nhưng chấp nhận lập luận của Westmoreland trong điều kiện như vậy ông không còn sự lựa chọn nào khác. Westmoreland, trong cuốn hồi ký bao biện và nhạt nhẽo của mình là Báo cáo của một người lính (A Soldier Reports) (Garden City, N. Y., 1976) đổ lỗi cho phía dân sự vì để thua một cuộc chiến tranh mà đáng ra đã thắng, quan điểm này cũng được nêu ra một cách có cảm xúc hơn trong tác phẩm của Đô Đốc Mỹ Grant Sharp, Chiến lược thua trận (Strategy for Defeat) (San Rafael, Calif., 1978). Không hòa bình cũng chẳng danh dự: Chính trị trong chính sách quân sự của Mỹ tại Việt Nam (Neither Peace Nor Honor: The Politics of American Military Policy in Vietnam) (Baltimore, Md., 1975) của Robert L. Gallucci phân tích quá trình ra quyết định và phát hiện thấy quân đội chuyên nghiệp và hệ thống quan liêu khép kín là những nhân tố đầu tiên phải chịu trách nhiệm cho một chiến lược sai lầm về cả cơ sở lý luận và phương pháp thực hiện. Lewy với Nước Mỹ tại Việt Nam (America in Vietnam), cũng tích cực chỉ trích phía quân đội do chiến lược sai lầm và đưa ra ý kiến cho rằng một chiến lược dựa trên học thuyết chống nổi dậy có thể đã thành công. Harry G. Summers, Jr. với cuốn Về chiến lược: Chiến tranh Việt Nam trong bối cảnh (On Strategy: The Vietnam War in Context) (Carlisle Barracks, Pa., 1981), và Bruce Palmer, Jr., với cuốn Chiến tranh 25 năm: Vai trò quân sự của Mỹ tại Việt Nam (The 25-Year War: America’s Military Role in Vietnam) (Lexington, Kỳ., 1984) chỉ trích các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự vì thất bại trong tư duy chiến lược và cho rằng một chiến lược chiến tranh thông thường – cô lập miền Bắc khỏi miền Nam Việt Nam – có thể đã thành công. Những nhà quản lý chiến tranh (The War Managers) (Hanover, N. H., 1977) của Douglas Kinnard khảo sát ý kiến thời hậu chiến của các sĩ quan cao cấp quân đội Mỹ về nguyên nhân thất bại và phát hiện ra các ý kiến tương đối đa dạng. Khi các chính phủ xung đột: Cưỡng chế và ngoại giao trong cuộc xung đột tại Việt Nam (When Governments Collide: Coercion and Diplomacy in the Vietnam Conflict), 1964-1968 (Berkeley, Calif., 1980) của Wallace J. Thies phân tích chiến lược và hoạt động ngoại giao của chính quyền Johnson theo lý thuyết cưỡng chế và đưa ra những giải thích thuyết phục cho thất bại. Bài học từ một cuộc chiến bất thường (Lessons from an Unconventional War) (Elmsford, N. Y., 1981) của Richard A. Hunt và Richard H. Shultz bao gồm một loạt những bài viết học thuật về nhiều vấn đề liên quan tới chiến lược.
Nhiều khía cạnh cụ thể của cuộc chiến tranh cũng đã được nghiên cứu sâu rộng. Chiến tranh trên không ở Đông Dương (The Air War in Indochina) (Boston, 1972) do Raphael Littauer và Normal Uphoff biên soạn vẫn là nghiên cứu tốt nhất về chủ đề này, mặc dù một tác phẩm mới hơn của Drew Middleton, Chiến tranh trên không – Việt Nam (Air War-Vietnam) (New York, 1978), và James Clay Thompson, Sấm Rền: Hiểu thất bại trong chính sách và chương trình (Rolling Thunder: Understanding Policy and Program Failure) (Chapel Hill, N. C., 1980), cũng rất hữu ích. Hoạt động của Thủy quân lục chiến cũng được Allan R. Millett đề cập rộng rãi trong Luôn trung thành: Lịch sử Thủy quân lục chiến Mỹ (Semper Fidelis: The History of the United States Marine Corps) (New York, 1980), và trong các tác phẩm lịch sử chính thống. Lịch sử chính thức của Lục quân về các hoạt động tác chiến vẫn chưa được xuất bản. Trong thời gian chờ đợi, thì loạt chuyên khảo về chủ đề này cũng khá hữu ích. Trong số này, có Cedar Falls – Junction City: Điểm ngoặt (Cedar Falls – Junction City: A Turning Point) (Washington, D. C., 1974) của Bernard W. Rogers và Vai trò của tình báo quân sự (The Role of Military Intelligence), 1965-1967 (Washington, D. C., 1974) của Joseph A. Mcchristian, rất đáng đọc. Các trận đánh quan trọng tại Ia Đrăng được phân tích trong bài viết của Harry G. Summers, Jr. “Khúc hoàn ca cay đắng ở Ia Drang),” (The Bitter Triumph of Ia Drang) đăng trên Tạp chí Di sản Mỹ, 35 (tháng hai – ba năm 1984) , trang 50-58.
Chiến tranh đã tạo ra một khối lượng khổng lồ các câu chuyện cá nhân của lính Mỹ và một kho tàng văn học tả thật xuất sắc. Một số tác phẩm nổi bật nhất là Tin đồn về chiến tranh (A Rumor of War) (New York, 1977) của Philiip Caputo, với Chim ưng đuôi lửa (Chickenhawk) (New York, 1983) của Robert Mason, “Tin điện” (Dispatches) (New York, 1977) của Michael Herr, Chiến trường rực lửa (Fields of Fire) (New York, 1978) của James Webb, Theo chân Cacciato (Going After Cacciato) (New York, 1978) của Tim O ‘Brien, và Thung lũng thứ mười ba (The Thirteenth Valley) (New York, 1982) John DelVecchio, Tất cả những gì chúng tôi có (Everything We Had) (New York, 1981) của Al Santoli, Nam (New York, 1982) của Mark Baker và Xương máu: Lịch sử chiến tranh qua lời kể của các cựu chiến binh da đen (Bloods: An Oral History of the War by Black Veterans) (New York, 1984) của Terry Wallace là các tuyển tập chuyện truyền miệng về lịch sử có giá trị. Dale Reich với bài viết “Một năm ở Việt Nam: Ký ức một người lính trẻ (One Year in Vietnam: A Young Soldier Remembers)”, trên Tạp chí Wisconsin về Lịch sử, 64 (Mùa xuân 1981), trang 163-180, rất xuất sắc. Các vấn đề pháp lý, luân lý, đạo lý nêu ra trong các cuộc chiến Việt Nam được thăm dò trong tác phẩm của Lewy, Nước Mỹ ở Việt Nam (America in Vietnam) và trong Chiến tranh Việt Nam và luật quốc tế (The Vietnam War and International Law) (4 tập.; Princeton, N. J., 1967-1976) do Richard. Falk biên soạn,.
Nghiên cứu tốt nhất về chương trình bình định là của Douglas S. Blaufarb, Thời kỳ chống du kích: Học thuyết và thực hiện của Mỹ (The Counterinsurgency Era: U.S. Doctrines and Performance) (New York, 1977). Đây là một đánh giá rộng khắp về kinh nghiệm của Mỹ với việc chống nổi dậy sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, “Miền Nam Việt Nam: Bình định chối đẩy (South Vietnam: Pacification Denied) Lawrence E. Grinter, đăng trên Southeast Asia Spectrum, 3 (tháng bảy năm 1975), trang 49-78, có đánh giá được nghiên cứu kỹ và cân bằng “Tổ chức bình định CORDS ở Việt Nam: Nỗ lực dân sự và quân sự” (CORDS Pacification Organization in Vietnam: A Civillian-Military Effort) của J. K. McCallum, đăng trong ấn phẩm Armed Forces & Society, 10 (Mùa thu 1983), trang 105-122, nghiên cứu khía cạnh tổ chức của chương trình bình định. Các nghiên cứu quan trọng về chương trình bình định cụ thể bao gồm Công tác dân sự của Thủy quân lục chiến Mỹ ở Quân đoàn I, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (U.S. Marine Corps Civil Affairs in I Corps, Republic of South Vietnam) (Washington. D.C., 1970) của William D. Parker, một lịch sử chính thống, và Ngôi làng (The Village) (New York, 1972) của Francis J. West, miêu tả lại những hoạt dộng bình định trực tiếp thấy tại làng Bình Nghĩa.
Về chính trị ở miền Nam Việt Nam, các nghiên cứu có giá trị nhất vẫn là những tác phẩm cũ của Kahin, Lewis và FitzGerald đã đề cập ở trên. Cũng tương đối hữu ích là tác phẩm của Robert Shaplen, Con đường đi từ chiến tranh: Việt Nam (The Road from War: Vietnam), 1965-1970 (New York, 1970), là tuyển tập các tin tức của những nhà báo am hiểu nhất nước Mỹ. Nguyễn Cao Kỳ với Hai mươi năm và hai mươi ngày (Twenty Years and Twenty Days) (New York, 1976), Chiến tranh không hồi kết: Bên trong Nam Việt Nam (Our Endless War: Inside South Vietnam) (San Rafael. Calif., 1978) của Trần Văn Đôn là hai cuốn hồi ký của các quan chức hàng đầu chính phủ miền Nam Việt Nam, cung cấp những hiểu biết về những vấn đề làm phật lòng chính phủ Sài Gòn trong suốt cuộc chiến. Chính trị trong chiến tranh: Nền tảng cộng đồng chính trị ở Nam Việt Nam (Politics in War: The Bases of Political Community in South Vietnam) (Cambridge, Mass., 1973) của Allan E. Goodman là một phân tích học thuật về cấu trúc chính trị của Nam Việt Nam sau bầu cử năm 1967. Người nông dân lý trí (The Rational Peasant) (Berkeley, Calif., 1979) của Samuel L. Popkin nghiên cứu kinh tế chính trị vùng nông thôn Việt Nam và đưa ra được một số kết luận đáng ngạc nhiên. “Mặc cả giữa Sài Gòn và Washington: Tình thế khó xử của chính trị liên kết trong chiến tranh” (Bargaining Between Saigon and Washington: Dilemmas of Linkage Politics During War) của Lawrence E. Grinter, trên Tạp chí Orbis, 18 (Mùa thu 1974), trang 837-867, lập luận rất thuyết phục rằng chính phủ Mỹ hầu như không tác động được tới chính quyền Sài Gòn khi họ cam kết can thiệp đáng kể vào Nam Việt Nam.
Phân tích tốt nhất về phản ứng của Bắc Việt Nam với cuộc chiến tranh vẫn là của tác giả Jon M. Van Dyke, Chiến lược sống còn của Bắc Việt Nam (North Vietnam’s Strategy for Survival) (Palo Alto, Calif., 1972). Cuốn sách là một bản tường thuật có cảm tình nhưng vẫn mang giá trị học thuật chủ yếu dựa trên các nguồn đã xuất bản của Bắc Việt Nam. Tác phẩm cũng hữu ích là Viễn cảnh thắng lợi: Tuyển chọn bài viết quân sự cộng sản Việt Nam (Visions of Victory: Selected Vietnamese Communist Military Writings), 1964 – 1968 (Stanford, Calif., 1969) do Patrick J. McGarvey biên soạn. Tướng Trần Văn Trà với Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (Ending the Thirty Years’ War) (Thành phố Hồ Chí Minh, 1982), tập trung chủ yếu vào chiến dịch cuối cùng năm 1975 nhưng cũng cung cấp những hiểu biết quan trọng về chiến lược và chiến thuật của Bắc Việt Nam trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Tác phẩm Việt Nam: Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975: Các sự kiện quân sự (Vietnam: The Anti-U.S. Resistance for National Salvation 1954 – 1975: Military Events) (Hà Nội, 1980) là một tác phẩm lịch sử chính thống rất hữu ích. John Mueller, “The Search for the Breaking Point in Vietnam” (Tìm điểm gẫy ở Việt Nam) trên Tạp chí Nghiên cứu Chiến lược, 24 (tháng mười hai, 1980), trang 497-519, phân tích, dựa trên cơ sở so sánh, thái độ sẵn sàng chịu đựng thiệt hại vô cùng lớn của Bắc Việt Nam.
Về quan hệ của Bắc Việt Nam với đồng minh, các nghiên cứu cũ của Donald Zagoria, Tam giác Việt Nam: Mátxcơva, Bắc Kinh, Hà Nội (Vietnam Triangle: Moscow, Peking, Hanoi) (Indianapolis, 1967), vẫn còn hữu ích. Tác phẩm của W. R. Smyser, Người Việt Nam độc lập: Cộng sản Việt Nam giữa Nga và Trung Quốc (The Independent Vietnamese: Vietnamese Communism Between Russia and China), 1956-1969 (Athens, Ohio, 1980), thì cập nhật hơn, cũng như cuốn Việt Nam: Quan điểm từ Mátxcơva, Bắc Kinh, Washington (Vietnam: The View from Moscow, Peking, Washington) (Salisbury, N. C., 1981) của Daniel S. Papp, “Việt Nam và Xung đột Trung-Xô (Vietnam and the Sino-Soviet Conflict)” của V. C. Funnel, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Cộng sản So sánh, 11 (Xuân – Hè 1978), trang 142-199, và “Xung đột Trung-Xô và làm hòa quan hệ Trung-Mỹ (Sino-Vietnamese Conflict and Sino-American Rapprochement)”, trên Tạp chí học thuật Khoa học Chính trị hàng quý, 96 (Mùa thu 1981) trang 445-461 là hai bài báo rất hay.
Các khía cạnh quốc tế của cuộc chiến đã không nhận được sự chú ý đáng có. Về đàm phán hòa bình, những bản tường thuật cũ của David Kraslow và Stuart Izxiry, Cuộc tìm kiếm hòa bình bí mật ở Việt Nam (The Secret Search for Peace in Vietnam) (New York, 1968), mặc dù rất chính xác về nhiều điểm, nên được bổ sung thêm nhiều sự kiện mới hơn và mang tính học thuật như của Allan E. Goodman, Hòa bình bị đánh mất: Cuộc tìm kiếm một giải pháp đàm phán của Mỹ cho chiến tranh Việt Nam (The Lost Peace: America’s Search for a Negotiated Settlement of the Vietnam War) (Stanford, Calif., 1978), là một đánh giá cân bằng tận dụng được các cuộc phỏng vấn với các nhà ngoại giao Mỹ. Một nền hòa bình bị chối từ: Mỹ, Việt Nam, và Hiệp định Paris (A Peace Denied: The United States, Vietnam, and the Paris Agreements) (Bloomington, Ind., 1975) của Gareth Porter tập trung vào các cuộc đàm phán năm 1973, song cũng có vài chương phụ có giá trị. Porter cũng đặc biệt xuất sắc khi viết về động cơ và chiến lược của Bắc Việt Nam, dù ông không hay chỉ trích phía Hà Nội. Ảo tưởng và thực tế: Nước cờ mở đường, sự lừa bịp, và chiêu trò hạ nhục trong ngoại giao ở Việt Nam (Delusion and Reality: Gambits, Hoaxes, and Diplomatic One-Upmanship in Vietnam) (South Bend, Ind., 1978) của Janos Radvanyi đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về sự chân thành trong các sáng kiến hòa bình của các nước Đông Âu. Ramesh Thakur với Gìn giữ hòa bình ở Việt Nam: Canada, Ấn Độ, Ba Lan, và Ủy ban Quốc tế (Peacekeeping in Vietnam: Canada, India, Poland, and the International Commission) (Edmonton, Alberta, 1984), bàn về vai trò thường không hiệu quả của Ủy ban gìn giữ hòa bình được thiết lập theo Hiệp định Geneva năm 1954.
Nhập môn tốt nhất về dư luận Mỹ và cuộc chiến có thể tìm thấy trong một số nghiên cứu khái quát về thái độ của công chúng bởi các nhà phân tích hàng đầu: Louis Harris với Nỗi thống khổ của sự đổi thay (The Anguish of Change) (New York, 1973) và Samuel Lubell với Cuộc khủng hoảng ngầm trong chính trị Mỹ (The Hidden Crisis in American Politics) (New York, 1971). Nghiên cứu quan trọng cụ thể về Việt Nam của Sidney Verba và cộng sự. “Dư luận và chiến tranh Việt Nam” (Public Opinion and the War in Vietnam), Tạp chí Khoa học Chính trị Mỹ, 61 (tháng sáu, 1967), trang 317-333, và của Peter W. Sperlich và William L. Lunch, “Dư luận Mỹ và chiến tranh Việt Nam” (American Public Opinion and the War in Vietnam), Tạp chí Chính trị Tây phương hàng quý, 32 (tháng Ba, 1979), trang 21-44. Chiến tranh, Tổng thống và dư luận (War, Presidents and Public Opinion) (New York, 1973) của John E. Mueller là một tác phẩm có giá trị, một phân tích học thuật tập trung vào Triều Tiên và Việt Nam.
Phong trào phản chiến đã trở thành chủ đề của nhiều phân tích chuyên sâu. “Đi ngay” (Out Now) (New York, 1978) của Fred Halstead là một cuốn tổng thuật sâu sắc được viết bởi một người từng phản chiến, đặc biệt tốt về chính trị nội bộ của phong trào. Việt Nam: Cuộc chiến trong nước (Vietnam: The War at Home) (New York, 1973) của Thomas Powers cũng khá tốt cho giai đoạn đến 1968. Ai đã lên tiếng? Phong trào người Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam (Who Spoke Up? American Protest Against War in Vietnam), 1963-1975 (New York, 1984) của Nancy Zaroulis và Gerald Sullivan đề cập đến toàn bộ cuộc chiến và đưa ra một lượng lớn các chi tiết nhưng giống như một cuốn bách khoa toàn thư hơn là phân tích. Một vài chương liên quan trong Cải cách vì hòa bình trong lịch sử Mỹ (The Peace Reform in American History) (Bloomington, Ind., 1980) của Charles DeBenedetti chứa bài giới thiệu tốt nhất về vai trò và tác động của biểu tình phản chiến. “Về tầm quan trọng của hoạt động xã hội công dân vì hòa bình: Nước Mỹ, 1961-1975” (On the Significance of Citizen Peace Activism: America, 1961-1975) của DeBenedetti trên Tạp chí hòa bình và thay đổi, IX (Mùa hè 1983), trang 6-20, “Thay đổi chính sách công: Tác động của dư luận, biểu tình phản chiến, và chi phí chiến tranh đến bỏ phiếu trong Thượng viện về các đề nghị lien quan đến chiến tranh Việt Nam” (Changing Public Policy: The Impact of Public Opinion, Anti-War Demonstrations, and War Costs on Senate Voting on Vietnam War Motions) của Paul Burstein và William Fredenberg, Tạp chí Xã hội học Mỹ, 84 (1978), trang 99-122, và “Tác động của phong trào phản chiến lên Lyndon Johnson (The Impact of the Antiwar Movement on Lyndon Johnson), 1965-1968” của Melvin Small trên Tạp chí nghiên cứu hòa bình và thay đổi, X (Mùa xuân 1984), trang 1-22, là một cố gắng đánh giá tác động của biểu tình phản chiến vào chính sách. Cả thế giới đang theo dõi (The Whole World Is Watching) (Berkeley, Calif., 1980) của Todd Gitlin khám phá ảnh hưởng của báo chí trong sự thăng trầm của phong trào chính trị Tân Cánh Tả. Đến nay hầu như chưa có sách vở đề cập đến việc Quốc hội giảm bớt ủng hộ cuộc chiến. “Ông đã thực sự nói gì? Nghĩ lại về ‘Công thức Aiken’ cho Việt Nam” (What Did He Really Say? The ‘Aiken Formula’ for Vietnam Revisited) của Mark A. Stoler trên Tạp chí Vermont History, 46 (Mùa xuân 1978), trang 100-108, và “Mike Mansfield và chiến tranh Việt Nam” (Mike Mansfield and the Vietnam War) (luận văn tiến sĩ, Đại học Kentucky, 1984) của David Turner làm rõ những hạn chế của những lời phê phán chiến tranh của những người theo phe phản chiến trong Thượng viện. Vụ Nghiên cứu Quốc hội với tác phẩm Chính phủ Mỹ và chiến tranh Việt Nam: Vai trò và mối quan hệ của ngành hành pháp và lập pháp (The U.S. Government and the Vietnam War-Executive and Legislative Roles and Relationships), phần I (Washington, 1984), và phần II (Washington, 1984), là một dự án được nghiên cứu căn kẽ và hiện đang đưa lại câu chuyện đến năm 1964 và cuối cùng sẽ lấp đầy một khoảng trống lớn trong kho tàng tư liệu.
Tác động trong nước với Việt Nam được đề cập rõ nhất trong tác phẩm của Lawrence A. Baskir và William A. Strauss, May rủi và hoàn cảnh (Chance and Circumstance) (New York, 1978). Cuốn sách là một bản phân tích chi tiết về tác động của nghĩa vụ quân sự đối với cuộc sống của “thế hệ Việt Nam”. Tác động cũng thể thấy trong Người thắng kẻ thua: Các trận đánh, rút lui, thắng lợi, tổn thất và điêu tàn sau một cuộc chiến kéo dài (Winners and Losers: Battles, Retreats, Gains, Losses and Ruins from a Long War) (New York, 1976) của Gloria Emerson và Thời gian dài đã trôi qua: Việt Nam và thế hệ ám ảnh (Long Time Passing: Vietnam and the Haunted Generation) (New York, 1984) của Myra McPherson. Hi vọng hão huyền, thực tại tăm tối: Hậu quả kinh tế của chiến tranh Việt Nam (Vain Hopes, Grim Realities: The Economic Consequences of the Vietnam War) (New York, 1976) của Robert M. Stevens cùng với “Nàng công chúa và hạt đậu; hay nguyên nhân của lạm phát hiện nay viện cớ từ chiến tranh Việt Nam (Princess and the Pea; or the Alleged Vietnam War Origins of the Current Inflation)” của J. F. Walter và H. G. Valter, Jr. trên Tạp chí các vấn đề kinh tế, 16 (tháng sáu năm 1982), trang 597-608, phân tích tác động kinh tế của cuộc chiến.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Chiến dịch Tết năm 1968 và cuộc tranh luận về chính sách tiếp theo đã thu hút được nhiều sự chú ý. Bản đánh giá tóm gọn tốt nhất là của Bernard Brodie, “Cuộc tấn công Tết” (The Tet Offensive) trong Các trận đánh mang tính quyết định trong thế kỷ XX (Decisive Battles of the Twentieth Century) do Noble Frankland và Christopher Dowling biên soạn (London, 1976), trang 321-334. Cuốn sách là một bản tường thuật sắc bén bởi một nghiên cứu sinh chiến lược có tiếng. Tết! (Tet!) (Garden City, N. Y., 1971) của Don Oberdorfer là một tường thuật dễ đọc được một nhà báo xuất sắc viết. “Đánh giá lại Việt Nam (A Viet Nam Reappraisal)” của Clark M. Clifford trên Tạp chí Quan hệ quốc tế Foreign Affairs, 47 (tháng Bảy – 1969), trang 601-622, và Những hạn chế của hành động can thiệp (The Limits of Intervention) (New York, 1970) của Townsend Hoopes kể lại những nỗ lực của hai quan chức hàng đầu Bộ Quốc phòng để giành lấy phần thắng trong cuộc chiến, mặc dù ông gần như phóng đại mức độ của thành công trên thực tế. Sự suy tàn của một vị Tổng thống: Lyndon Johnson và Việt Nam (The Unmaking of a President: Lyndon Johnson and Vietnam) (Princeton, N. J., 1977) của Herbert Y. Schandler là một nghiên cứu học thuật tỉ mỉ chi tiết dựa trên các cuộc phỏng vấn mở với các quan chức hàng đầu chính quyền, vượt trên tất cả những tác phẩm trước đó về những tranh luận chính sách sau Tết. Cuối hàng phòng thủ: Cuộc bao vây Khe Sanh (The End of the Line: The Siege of Khe Sanh) (New York, 1982) của Robert Pisor là một tường thuật rất dễ đọc về trận đánh nổi tiếng này.
Vai trò của truyền thông trong việc theo dõi cuộc chiến tranh, đặc biệt là trong chiến dịch Tết, là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất nổi lên từ một cuộc chiến vốn đã đầy tranh cãi. Lời buộc tội rằng giới truyền thông và đặc biệt là truyền hình là lý do Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến được Robert Elegant đưa ra trong tác phẩm “Làm thế nào để thua một cuộc chiến (How to Lose a War)”, Tạp chí Encounter, LVII (tháng tám năm 1981), trang 73-90. Cuốn sách có sức thuyết phục hơn trong phê phán việc đưa tin của giới báo chí trong Tết được nghiên cứu chi tiết bởi Peter Braestrup trong Câu chuyện lớn! (Big Story!) (2 tập., Boulder, Colo., 1977). Tác giả đã lập luận rằng các báo cáo, nhất là trong giai đoạn đầu, mang tính tạo hình và gây hiểu nhầm. Một số tác phẩm lớn phân tích học thuật về vai trò của các phương tiện truyền thông bao gồm “Cuộc chiến chúng ta theo dõi trên truyền hình (The War We Watched on Television)” của Lawrence W. Lichty, Báo cáo của Viện phim Mỹ, 4 (Mùa đông 1973), trang 30-37, “Chiến tranh trên truyền hình: Xu hướng đưa tin về Việt Nam trên các kênh truyền hình (Television War: Trends in Network Coverage of Vietnam) 1965-1970” của George Bailey, Tạp chí Phát thanh, 20 (Mùa xuân 1976), trang 147-158, “Việt Nam: Chiến tranh trên truyền hình (Vietnam: The Television War)” của Michael Mandelbaum, Tạp chí Daedalus, III (Mùa xuân 1982), trang 157-168 và “Truyền thông, chiến tranh Việt Nam, và sự ủng hộ chính trị: Phê bình luận đề về truyền thông chống đối (The Media, the War in Vietnam, and Political Support: A Critique of the Thesis of an Oppositional Media)” của Daniel C. Hallin trên Tạp chí Chính trị, 46 (1984), trang 2-24. Chiến tranh trong phòng khách (The Living Room War) (New York, 1969) của Michael Arlen đã thách thức một quan niệm được chấp nhận rộng rãi rằng tiếp xúc với bạo lực mỗi tối khiến cho người Mỹ có thái độ tiêu cực đối với Việt Nam. “Sự thật từ trong cạm bẫy khủng hoảng: Báo chí Mỹ ở Việt Nam (Truth from the Snares of Crisis: The American Press in Vietnam” (Luận án Thạc sĩ, Đại học Kentucky, 1984) của Clarence R. Wyatt đánh giá hoạt động của báo chí trong việc đưa tin về ba trận đánh lớn.
Tác phẩm của Seymour Hersh, Mỹ Lai 4 (My Lai 4) (New York, 1970) là tường thuật chuẩn về vụ việc tai tiếng này. Tìm hiểu về cuộc tranh luận thảm sát Mỹ Lai tốt nhất nên bắt đầu với “Thảm sát Mỹ Lai và sự che giấu: Vượt quá tầm với của luật pháp” (The My Lai Massacre and Its Cover-Up: Beyond the Reach of Law?) (New York, 1976) của Joseph Goldstein, Burke Marshall, và Jack Schwartz. Cuốn sách bao gồm cuộc điều tra của quân đội về vụ việc cũng như bình luận của nhiều luật sư danh tiếng.
Kết thúc chiến tranh và hậu quả
Quan điểm của Nixon và Kissinger về cuộc khủng hoảng mà họ buộc phải thừa kế có thể được tìm thấy trong tác phẩm của Richard M. Nixon, “Châu Á sau Việt Nam (Asia After Vietnam)”, Tạp chí Ngoại giao Foreign Affairs, 46 (tháng mười năm 1967), trang 111-125, và, “Đàm phán Việt Nam” (The Vietnam Negotiations) của Henry A. Kissinger, trên Tạp chí Ngoại giao Foreign Affairs, 47 (tháng một năm 1969), trang 211-234 và RN: Hồi ký Richard Nixon (RN: The Memoirs of Richard Nixon) (New York, 1978) của Richard M. Nixon đầy bao biện nhưng khá có giá trị với các trích đoạn từ nhật ký và hồ sơ cá nhân của tác giả. Những năm ở Nhà Trắng (White House Years) (Boston, 1979) và Những năm biến động (Years of Upheaval) (Boston, 1983) của Henry Kissinger dù có giọng điệu cáu kỉnh ở một số chỗ, nhưng gần như chắc chắn sẽ giữ vị thế là một cuốn hồi ký chính trị kinh điển của Mỹ và đặc biệt là rất đầy đủ về các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Trong số rất nhiều những cuốn hồi ký của trợ lý của Nixon, hữu ích nhất là tác phẩm Trước khi sụp đổ (Before the Fall) (New York, 1975) của William Safire, và Cánh tay phải quyền lực (The Right Hand of Power) (Englewood Cliffs. N. J., 1984) của U. Alexis Johnson.
Nghiên cứu về Kissinger (Kissingerology) thực sự tăng nhanh vào giữa những năm 1970, có kết quả là rất nhiều nghiên cứu hữu ích sau này. Bernard và Marvin Kalb với tác phẩm mang tên Kissinger (Boston, 1974), là bản tường thuật đầy thiện cảm và được ủy quyền một phần. Kissinger: Nỗi đau của quyền lực (Kissinger: The Anguish of Power) (New York, 1976) của John Stoessinger, và Một sự vĩ đại không chắc chắn: Henry Kissinger và Chính sách đối ngoại của Mỹ (An Uncertain Greatness: Henry Kissinger and American Foreign Policy) (New York, 1977) của Roger Morris cho những đánh giá quan trọng ban đầu. Cái giá của quyền lực: Kissinger trong Nhà Trắng của Nixon (The Price of Power: Kissinger in the Nixon White House) (New York, 1983) của Seymour M. Hersh là một bản cáo trạng đôi khi khá gay gắt cho Kissinger và các chính sách của ông dựa trên các bài phỏng vấn sâu rộng.
Trong số các nghiên cứu chuyên sâu, chỉ có một vài tác phẩm nổi bật. Tác giả William Shawcross với Màn phụ: Kissinger, Nixon và tàn phá ở Campuchia (Sideshow: Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia) (New York, 1979), như đầu đề cuốn sách đã nói, cáo buộc chính quyền phá hoại một quốc gia vì những lý do không xuất phát từ nội tại Campuchia. Các tờ báo uy tín và vụ ném bom Giáng Sinh (The Prestige Press and the Christmas Bombing) (Washington, D. C., 1980) của Martin F. Herz, phần lớn chỉ trích phản ứng của các tờ báo lớn với chính sách của Nixon. Chương trình trả đất cho dân cày và huy động nguồn lực nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Mê Kông miền Nam (The Land-to-the-Tiller Program and Rural Resource Mobilization in the Mekong Delta of South) (Athens, Ohio, 1974) của C. Stuart Callison là một bản phân tích vắn tắt rất tốt về cải cách ruộng đất trong những giai đoạn cuối cùng Mỹ còn trực tiếp can dự.
Chính sách đối ngoại thời Nixon-Kissinger là nguồn tư liệu sản sinh ra một số nghiên cứu đương đại có giá trị. Trong số những nghiên cứu tốt nhất có Henry Brandon với Cuộc rút lui của nước Mỹ cường quốc (The Retreat of American Power) (New York, 1974), và Robert E. Osgood với Rút lui khỏi đế chế? Chính quyền Nixon đầu tiên (Retreat from Empire? The First Nixon Administration) (Baltimore, 1973). “Thời ảo ảnh” (The Time of Illusion) (New York, 1975) của Jonathan Schell là một tác phẩm phê bình xuất sắc về xây dựng hình ảnh Nixon trong chính sách đối nội và đối ngoại, cùng với đó là tác phẩm của Tad Szulc Ảo ảnh hòa bình: Chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ Nixon (The Illusion of Peace: Foreign Policy in the Nixon Years) (New York, 1978). Cả hai đều mang tính chỉ trích cao.
Phân tích tốt nhất thời kỳ hậu chiến là của Arnold R. Isaacs trong Không có danh dự: Thua trận ở Việt Nam và Campuchia (Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia) (Baltimore, 1983). Đây là một nghiên cứu kỹ lưỡng và mang tính phê phán cao của một nhà báo đã có mặt tại Đông Dương vào thời điểm đó. Việt Nam từ hiệp định ngừng bắn tới đầu hàng có điều kiện (Vietnam from Cease-Fire to Capitulation) (Washington, D.C., 1981) của William E. LeGro là một phần của loạt chuyên khảo do Trung tâm Lịch sử Quân sự Mỹ xuất bản cũng khá có ích. Thượng Tướng Trần Văn Trà với tác phẩm Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (Ending the Thirty Years’ War) cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch của quân Bắc Việt Nam, cũng như tác phẩm của Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân (Our Great Spring Victory) (New York, 1977), một cuốn hồi ký trung thực và tươi sáng bởi người đã kiến tạo nên chiến thắng của Bắc Việt Nam. “Hòa bình trong danh dự? Một người Mỹ đưa tin về Việt Nam” (Peace with Honor? An American Reports on Vietnam) (San Rafael, Calif., 1983) của Stuart A. Herrington, là một phân tích có giá trị với một phần ở dạng hồi ký và một phần dưới dạng sự kiện lịch sử. Quốc hội và sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam và Campuchia (Congress and the Fall of South Vietnam and Cambodia) (Rutherford, N. J., 1982) của P. Edward Haley đánh giá cao vai trò của Quốc hội. Stephen T. Hosmer và cộng sự, trong cuốn Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam (The Fall of South Vietnam) (New York, 1980), đã dựa vào những cuộc phỏng vấn với các lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về tư duy và các chính sách của Nam Việt Nam.
Sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam được xem xét bằng những câu chuyện đầy kịch tính trong một số tường thuật của các nhà báo: John Pilzer với The Last Day (New York, 1976), Alan Dawson với 55 ngày: Nam Việt Nam thất thủ (55 Days: The Fall of South Vietnam) (Englewood Cliffs, N. J., 1977), Tiziano Terzani với Giải phóng! Sự sụp đổ và cuộc giải phóng Nam Việt Nam (Giai Phong! The Fall and Liberation of South Vietnam) (New York, 1976), và David Butler với Sự sụp đổ của Sài Gòn (The Fall of Saigon) (New York, 1985). Thời gian nghỉ phải chăng: Tường thuật của người trong cuộc về cái kết không thích đáng của Sài Gòn (Decent Interval: An Insider’s Account of Saigon’s Indecent End) (New York, 1977) của Frank Snepp, một cuốn hồi ký của một quan chức từng làm việc trong Đại sứ quán Mỹ, cáo buộc đại sứ Martin và những nhà hoạch định chính sách của Washington vì không lường trước và chuẩn bị cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.
Di sản của chiến tranh phải được nghiên cứu từ góc độ của các chủ đề riêng rẽ. Không có phân tích toàn diện thời hậu chiến ở Việt Nam, nhưng chúng ta có thể theo dõi diễn biến hàng năm qua các số tạp chí Khảo sát Châu Á. Chất lượng của lòng nhân từ: Campuchia, Holocaust, và lương tâm thời hiện đại (The Quality of Mercy: Cambodia, Holocaust, and Modern Conscience) (New York, 1984) của William Shawcross lên án một số cơ quan từ thiện viện trợ cho Campuchia. Đối với những vấn đề về cựu chiến binh Mỹ, tác phẩm Về nhà sau chiến tranh (Home from the War) (New York, 1973) của Robert J. Lifton, vẫn có giá trị, và Đại đội Charlie: Việt Nam đã gây ra những gì cho chúng tôi (Charlie Company: What Vietnam Did to Us) (New York, 1983) của Peter Goldman, và Chạm vào lửa (Touched with Fire) (New York, 1984) John Wheeler đều là tác phẩm tốt.
Cuộc tranh luận về những bài học từ Việt Nam bắt đầu từ trước khi chiến tranh kết thúc, và vẫn tiếp tục không hề giảm. Để bắt đầu tìm hiểu về chủ đề này, hãy đọc bài viết của Herring trên Tạp chí Military Affairs đã đề cập phía trên. Không bao giờ nữa: Bài học từ những thất bại trong chính sách đối ngoại của Mỹ (Never Again: Learning from America’s Foreign Policy Failures) (Philadelphia, 1978) của Earl C. Ravenal là một cuốn sách chỉ trích sâu sắc và sớm bài học kinh nghiệm và những người tạo ra những bài học đó. Vai trò lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề thế giới: Việt Nam và sự tan vỡ của ý kiến đồng thuận (American Leadership in World Affairs: Vietnam and the Breakdown of Consensus) (Winchester, Mass., 1984) của Ole R. Holsti và James N. Rosenau phân tích sâu sắc quan điểm của giới tinh hoa về Việt Nam và các vấn đề chung về chính sách đối ngoại dựa trên dữ liệu khảo sát sâu rộng. Cuộc chiến chưa kết thúc: Việt Nam và lương tâm của nước Mỹ (The Unfinished War: Vietnam and the American Conscience) (New York, 1982) của Walter H. Capps là nỗ lực chưa thực sự thành công chống lại “chủ nghĩa xét lại”./.
*** Nhiều cuốn sách được đề cập ở trên có thể được tìm thấy ở Thư viện Nguyễn Văn Hưởng. Tra cứu tại đây.
© Thư viện Nguyễn Văn Hưởng