Skip to content
  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Liên hệ
    • Báo chí
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
    • Đăng ký làm thẻ
    • Đăng ký tài khoản Thư viện số
  • Tài nguyên
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Trưng bày trực tuyến
  • Toggle search form
  • Giới thiệu sách: Phantasmatic Indochina Blog tư liệu
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Blog tư liệu
  • Hình ảnh Bảo Đại và các chính khách tại Hội nghị Hương Cảng 1947 Blog tư liệu
  • Tài liệu giải mật: Các cuộc họp bên lề Hội nghị Geneva 1954 Blog tư liệu
  • Nha Trang khởi nghĩa Blog tư liệu
  • Diễn văn đối ngoại của Tổng thống Ford về Việt Nam và Campuchia Blog tư liệu
  • Sài Gòn năm xưa Blog tư liệu
  • Con tem Điện Biên Phủ của Việt Nam và Pháp Blog tư liệu
  • Thú chơi ngày Tết của thanh niên ta ngày xưa như thế nào? Blog tư liệu
  • Nam Kỳ Địa Phận: Tờ báo Công giáo đầu tiên ở Việt Nam Blog tư liệu
  • Sài Gòn, Việt Nam, tháng Tư – tháng Năm 1975 Blog tư liệu
  • Giới thiệu tư liệu: Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946: Danh sách và tiểu sử các vị ứng cử tại Hà Nội Blog tư liệu
  • Nhà báo Anh thuật lại cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1965 Blog tư liệu
  • Book review: Chợ Lớn 1955 Báo chí
  • Du lịch Quảng Bình năm 1931 Blog tư liệu

Thủ công và thương mại Việt Nam đầu thế kỷ 20

Posted on 11/07/2023 By editor No Comments on Thủ công và thương mại Việt Nam đầu thế kỷ 20

Thanh Trà dịch

Chúng tôi giới thiệu với độc giả những tấm bưu ảnh độc đáo về đời sống thương mại và thủ công Việt Nam đầu thế kỷ XX, trích từ cuốn sách “L’Indochine en cartes postales” của tác giả Jean Noury, NXB Publi-fusion xuất bản năm 1992. Các chú thích và lời bình là của tác giả.

***

Trung Kỳ, Đà Nẵng – Xưởng chạm khắc của người Việt

Những cánh rừng xanh tốt của Đông Dương đem lại cho những người thợ mộc và thợ chạm nguồn gỗ teak, gỗ đàn hương, gỗ mun, và gỗ lim. Từ đó, những nghệ sĩ này sẽ làm ra bàn ghế, tủ, khay… thể hiện tính nghệ thuật và sáng tạo dồi dào.

Bắc Kỳ, Hà Nội – Phố Hàng Nón
Bắc Kỳ, Hải Phòng – Người phụ nữ đội chiếc nón rất to

Lá cọ cắt ở trên núi và vận chuyển bằng đường sông sẽ được những người thợ miền xuôi dùng để đan nón.

Bắc Kỳ, Hà Nội – Sản xuất lọng (chú thích trên ảnh lại ghi là sản xuất ô)

Những người dùng lọng:

Bắc Kỳ – Viên quan trên lưng ngựa
Bắc Kỳ – Uống trà dưới bóng mát của chiếc lọng
Bắc Kỳ – Một giám mục trong một chuyến đi mục vụ

Còn đây là ô, vật dụng không thể thiếu khi mùa mưa tới vào khoảng giữa tháng 4:

Bắc Kỳ, Hà Nội – Hàng bán ô

Một loại cây gọi là “cây dó” được dùng để sản xuất giấy thủ công. Vỏ cây được ngâm ủ trong nước vôi, sau đó được đun lên rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Vỏ cây dó được chia làm hai loại: lớp vỏ ngoài dùng để làm giấy thường, lớp vỏ trong dùng để làm loại giấy trắng mịn cao cấp hơn. Phần vỏ sau khi được phân loại sẽ được giã nhuyễn trong cối đá. Hỗn hợp này được tráng mỏng lên liềm seo (tức là khuôn có mành nứa ken dày) cho ráo nước. Sau đó, người thợ sẽ mang lớp bột giấy này đi ép và phơi để trở thành tờ giấy dó thành phẩm.

Bắc Kỳ, Hà Nội – Làm giấy – công đoạn giã
Bắc Kỳ, Hà Nội – Làm giấy – công đoạn ép

Những việc nặng nhọc được giao cho trâu, bò. Bò được sử dụng nhiều hơn ở thành phố. Trâu lại là người bạn trung thành của nhà nông. Trâu không chịu được nắng nóng nên phải được nghỉ vào buổi chiều. Vốn ghét bị muỗi đốt, trâu sẽ tắm thật lâu dưới sông hoặc ao bất cứ khi nào có dịp.

Trung Kỳ, Thanh Hóa – Chợ gia súc

Dưới cái nắng Á Đông gay gắt, một đám đông rực rỡ, nhộn nhịp gặp nhau vào ngày họp chợ. Họ chen chúc, xô đẩy, đôi khi làm người ta tức điên. Rồi những người khác xuất hiện, vác trên vai những cái rổ đầy rau.

Họ bán các loại hạt, thịt, và cả gia cầm sống: gà, vịt đựng trong lồng tròn, và cả những chú chim biết nói.

Mắm muối thì được đựng trong lọ.

Bắc Kỳ – Phiên chợ ở Đồng Văn
Trung Kỳ, Huế – Một góc chợ
Hà Nội – Chợ nồi đất
Người bán hạt và thuốc
Trung Kỳ, Huế – Chợ gà
Đi chợ ở Lạng Sơn
Người bán trầu
Một góc chợ Sài Gòn
Bắc Kỳ – Chợ lợn
Chở lợn bằng xe cút kít

Kết thúc buổi chợ, mọi người trở về với món hàng của mình. Nhưng vị hành khách trên chiếc xe cút kít này hẳn không thoải mái gì.

Thợ rèn An Nam

Ngôi lán của người thợ rèn thường ở gần chợ. Trong khi chú bé điều khiển hai ống bễ bằng gỗ, người chủ ngồi xổm trước cái đe bằng đá, rèn nên những dụng cụ thiết yếu cho người dân thôn quê.

Nam Kỳ, Sài Gòn – Nhà hàng di động

Không thể không kể đến người bán hàng rong. Ngoài tài nấu nướng, anh ta phải có sức khỏe nữa.

Người ngoáy tai
Làm tóc và ngoáy tai

Các dịch vụ di động cũng đem lại sự dễ chịu cho khách hàng. Rất nhiều người cần đến dịch vụ chăm sóc đầu tóc.

Bắc Kỳ, Hà Nội – Vị thầy thuốc già

Vị thầy thuốc này hẳn là một học giả, và vì vậy nên ông phải thể hiện cho mọi người thấy rằng ở địa vị đó, ông không thể làm những công việc thấp kém. Ông chứng minh điều này bằng cách để móng tay dài (25cm là độ dài thường thấy). Một người hầu sẽ đứng bên cạnh để giúp ông mặc áo – một sự khó khăn do phong tục kỳ quặc này đem lại.

Bắc Kỳ, Hà Nội – Sơn trang trí
Bắc Kỳ, Hà Nội – Thợ thêu

Nếu có một cửa hàng đáng để ta lặn lội tìm đến, đó chính là hàng thêu.

Thợ thêu lụa Bắc Kỳ nổi tiếng về bí quyết, về độ hoàn thiện, hơn hẳn thợ Trung Quốc hay Nhật Bản.

Các họa tiết rất tinh xảo được tái tạo trên các tấm lụa, từ lâu vẫn tập trung vào các cảnh sinh hoạt hàng ngày, các trận chiến, các nhân vật, con vật trong huyền thoại, đã và đang chuyển sang họa tiết hoa lá từ cuối thế kỷ 19.

Blog tư liệu Tags:Đông Dương, thuộc địa

Post navigation

Previous Post: Ký sự của một tù nhân An Nam ăn Tết ở Guyane thuộc Pháp đầu thế kỷ XX
Next Post: Mệ Bông: Những ký ức về cung đình xưa

More Related Articles

Phản không tưởng trong xứ không tưởng: Chủ nghĩa khoái lạ và sự suy đồi ở Đông Dương giai đoạn 1890-1940 (Phần 2) Blog tư liệu
Phản không tưởng trong xứ không tưởng: Chủ nghĩa khoái lạ và sự suy đồi ở Đông Dương giai đoạn 1890-1940 (Phần 1) Blog tư liệu
Năm con rắn 1953 Blog tư liệu
Giới thiệu sách: Vietnamese colonial republican: The political vision of Vu Trong Phung Blog tư liệu
Tháng 8 năm 1945 qua hồi ký của Cố vấn Masayuki Yokoyama Blog tư liệu
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 – Sách lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta – qua tài liệu của Pháp Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tạp chí Phương Đông Official Channel
  • Thư viện Nguyễn Văn Hưởng Fanpage
Tạp chí Phương Đông số tháng 10-2024

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient
  • Sách Đông Dương – Thư viện QGVN
  • Thư tịch Hán Nôm – Thư viện QGVN
  • Báo chí số hóa – Thư viện QGVN

Bài mới

  • Tầm nhìn từ Lịch sử
  • NHỮNG KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH TRONG NGÀY 30/4/1975 (Kỳ 2)
  • Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954)
  • Lịch sử Trường Quốc Học Huế
  • Trang phục người dân An Nam

Lưu trữ

TRƯNG BÀY KỶ VẬT CHIẾN SĨ

Tags

1945 1954 1975 Bảo Đại Báo chí Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân chủ nghĩa thực dân Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA Cách mạng Tháng Tám giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hồ Chí Minh Hà Nội Mỹ nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu Nhật phong trào phản chiến phong tục phản chiến Pháp POW/MIA Quan hệ Việt - Mỹ Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 Thực dân Pháp triều Nguyễn Tết tình báo Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam thời hậu chiến Việt Nam trên báo Mỹ văn hóa Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Đăng ký

  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Chuyến thăm Hà Nội Xuất bản
  • Thế giới đang thay đổi – Trật tự đa cực xuất hiện Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Nước Nga trong thế giới đa cực Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Tầm nhìn từ Lịch sử Xuất bản

Copyright © 2025 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.