- Tác giả: Barbara Crossette
- Tên sách tiếng Việt (tạm dịch): Những khu nghỉ mát trên núi tuyệt đẹp ở Châu Á
- Xuất bản lần đầu: 1998
2 thế kỷ trước, những người phương Tây ở Châu Á bắt đầu tìm tới những miền đồi núi để nghỉ ngơi, thư giãn. Họ gọi những nơi nương náu ấy – những thị trấn Châu Âu tạc vào sườn núi hay neo đậu trên cao nguyên – là “hill station” (nghĩa là khu nghỉ dưỡng trên núi). Chế độ thực dân không còn nữa, nhưng các khu nghỉ dưỡng trên núi vẫn ở đó và hầu như vẫn giữ được nét quyến rũ độc đáo của mình. Do các đô thị Châu Á ngày càng rộng hơn, ồn ã hơn, và ô nhiễm hơn, những thế hệ người Châu Á mới đang cải biến các khu nghỉ dưỡng trên núi và biến chúng thành những resort với sân gôn và khách sạn hạng sang. Lịch sử vẫn gắn chặt với những khu nghỉ dưỡng này, và tiết lộ rất nhiều về đời sống thuộc địa. Chúng cũng có một tương lai để hướng tới, nếu sự tàn phá môi trường và quá tải dân số không hủy hoại những ngọn đồi xanh vốn đã đem lại cho những các miền đất này khung cảnh nên thơ và khí hậu tươi mát.
Đầu năm 1997, nhà báo Barbara Crossette của tờ New York Times bắt đầu hành trình kéo dài một vài tháng để khám phá các khu nghỉ dưỡng trên núi ở Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện, Malaysia, Việt Nam và Philippines, để từ đó cho ra đời cuốn sách “The great hill stations of Asia”. Theo đánh giá của sử gia Ainslie T. Embree thuộc Đại học Columbia, cuốn sách này cho thấy giai cấp thống trị phương Tây đã thích ứng với môi trường xã hội và khí hậu ở Châu Á như thế nào… Cũng theo lời kể chuyện lôi cuốn của Crossette, vị trí của giai cấp thống trị cũ ở các khu nghỉ dưỡng trên núi nay đã được thay thế bởi những người bản địa kế nhiệm. Họ giàu có, quyền lực, hiện đại hơn, và cũng không kém phần xa lạ. Cái nhìn sắc sảo của Crossette đã nêu bật những chi tiết giúp giải thích cho đường ranh vừa mơ hồ vừa tương phản giữa trải nghiệm thuộc địa và hậu thuộc địa tại các nước Châu Á này.
Cuốn sách của Crossette đã dành một chương để miêu tả lịch sử phát triển và hiện tại của Đà Lạt – Việt Nam.