Skip to content
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ thư viện
  • Nghiên cứu
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản

Những cuốn sách viết về Thập niên 1960

Posted on 03/01/202024/08/2020 By editor No Comments on Những cuốn sách viết về Thập niên 1960

Thập niên 1960 là thời kỳ bộc lộ hàng loạt các xu hướng văn hóa và chính trị đan xen trên toàn cầu. Trên thực tế, “Thập kỷ văn hóa” này bắt đầu vào khoảng năm 1963 với vụ ám sát John F. Kennedy và kết thúc vào khoảng năm 1974 với vụ bê bối Watergate.

“Những năm sáu mươi”, như được biết đến trong các công trình nghiên cứu và trong văn hóa đại chúng, là một thuật ngữ được sử dụng bởi các nhà sử học, nhà báo và các học giả khác. Một số người hoài nhớ về thời kỳ này với những cuộc cách mạng về chuẩn mực xã hội liên quan đến trang phục, âm nhạc, chất kích thích, tính dục, lối sống, và phương pháp giáo dục; một số người khác phê phán thập kỷ này với những biểu hiện thái quá, khoa trương và suy đồi. Thập niên sáu mươi cũng được gọi tên “Swinging Sixties” (tạm dịch: Những năm 60 phiêu) vì sự sụp đổ hoặc nới lỏng các điều cấm kị xã hội đặc biệt liên quan đến phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính xảy ra trong thời gian này, nhưng cũng vì sự nổi lên của nhiều dòng nhạc; từ một cuộc phục hưng âm nhạc dân gian, đến cuộc cách mạng Beatles, đến những ca từ sâu sắc của Bob Dylan và Paul Simon. Tất cả các chuẩn mực đều bị phá vỡ, đặc biệt là liên quan đến quyền công dân và kỳ vọng về những cuộc chiến vô nghĩa.

Tại Mỹ, đáp lại các chiến dịch bất tuân dân sự từ các nhóm xã hội, Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã thúc đẩy cải cách xã hội. Vụ ám sát Kennedy năm 1963 là một cú sốc. Những cải cách tự do cuối cùng cũng được thông qua dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson bao gồm các quyền dân sự cho người Mỹ gốc Phi và chăm sóc sức khỏe cho người già và người nghèo. Mặc dù đã tiến hành các chương trình cải cách xã hội trên diện rộng hướng tới xóa nghèo và chống kỳ thị chủng tộc, song Johnson ngày càng bị giới Tân Tả trong và ngoài nước lên án. Sự can thiệp bạo lực của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam đã làm những người biểu tình trên toàn cầu phẫn nộ. Việc Martin Luther King Jr. bị ám sát khi đang hoạt động với những người thu gom rác bị trả lương thấp ở Tennessee và phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam, và phản ứng của cảnh sát đối với những người biểu tình của Hội nghị Quốc gia Dân chủ năm 1968, đã định nghĩa nền chính trị bạo lực ở Hoa Kỳ.

(lược dịch từ Wikipedia)

*****
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng trân trọng giới thiệu với độc giả một số cuốn sách viết về Thập niên 60, trong đó có nhiều đoạn đề cập đến tình hình ở Việt Nam.

The Sixties Unplugged: A Kaleidoscopic History of a Disorderly Decade / DeGroot, Gerard J.

1968 in America: Music, Politics, Chaos, Counterculture, and the Shaping of a Generation / Kaiser, Charles.

The movement and the sixties / Terry H. Anderson.

The Sixties: Years of Hope, Days of Rage / Gitlin, Todd.

Blog tư liệu Tags:Chiến tranh Việt Nam, giới thiệu sách, Kennedy, Lyndon B. Johnson, Martin Luther King Jr., phong trào phản chiến, Thập niên 1960, The sixties, Watergate

Post navigation

Previous Post: Giới thiệu sách: The great hill stations of Asia
Next Post: Hai triết gia Bertrand Russell và Jean-Paul Sartre đã ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh như thế nào?

More Related Articles

Nước mắt mùa thu Xuất bản
Những cuộc thăm dò hòa bình: Vũ điệu mong manh dưới bảy lớp màn che Blog tư liệu
Miền đất vàng Đông Dương: Tập sách tranh khắc gỗ của họa sĩ Emmanuel Defert Blog tư liệu
Giới thiệu sách: Cuộc chiến tranh Lạnh về Văn hóa: CIA trong thế giới của nghệ thuật và tri thức Blog tư liệu
Giới thiệu sách: Vietnam: A History Blog tư liệu
Giới thiệu sách: Wartime writings 1943 – 1949 Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Kết nối với chúng tôi

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ

Bài mới

  • Người Mỹ toan tính gì cho cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm
  • Những cuộc thăm dò hòa bình: Vũ điệu mong manh dưới bảy lớp màn che
  • Giới thiệu tác giả: John Prados, chuyên gia khám phá các bí mật của chính phủ Mỹ
  • Tổng thống Mỹ Richard Nixon với chiến dịch “Bờ biển Ngà”
  • Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào qua phóng sự độc quyền của Tạp chí Life

Lưu trữ

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh Châu Á CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế hậu thực dân Hồ Chí Minh Hà Nội Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến phản chiến phụ nữ Pháp Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 thư viện tuyển dụng Tết Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á
  • Viện Viễn Đông Bác Cổ và kho sách quý hiếm về Việt Nam Tài nguyên
  • Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 2) Tài nguyên
  • Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 1) Tài nguyên
  • Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris – MEP Tài nguyên

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.