Skip to content
  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Liên hệ
    • Báo chí
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
    • Đăng ký làm thẻ
    • Đăng ký tài khoản Thư viện số
  • Tài nguyên
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Trưng bày trực tuyến
  • Toggle search form
  • Kỷ niệm Ngày Độc lập Blog tư liệu
  • Đầu xuân thăm cảnh xứ Đông Blog tư liệu
  • Vua cuối cùng của triều đại cuối cùng xin thoái vị Blog tư liệu
  • Mỹ can thiệp vào Hội nghị Geneva năm 1954 như thế nào? Blog tư liệu
  • Phóng viên báo Nhật Asahi phỏng vấn Bộ trưởng Trần Huy Liệu Blog tư liệu
  • Chính quyền Ngô Đình Diệm và hai vụ đảo chính, ám sát hụt Sihanouk Blog tư liệu
  • Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã vận dụng báo chí cách mạng như thế nào? (Kỳ II: Đài phát thanh Giải phóng) Blog tư liệu
  • Những cuộc thăm dò hòa bình: Vũ điệu mong manh dưới bảy lớp màn che Blog tư liệu
  • Bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền của phụ nữ như thế nào? Blog tư liệu
  • Tìm hiểu mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc và Kỳ ngoại hầu Cường Để Blog tư liệu
  • Lựa chọn của Mỹ sau năm 1945: Ủng hộ hay không ủng hộ một Việt Nam độc lập? Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Art Censorship: A Chronology of Proscribed and Prescribed Art Blog tư liệu
  • Đảng Đại Việt, CIA và cuộc chiến bí mật ở miền Bắc Việt Nam Blog tư liệu
  • Lá cờ Mặt trận Giải phóng trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà Paris Blog tư liệu
  • Nhà báo Anh thuật lại cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1965 Blog tư liệu

Câu chuyện người vợ lính Mỹ mất tích ở Việt Nam

Posted on 08/08/2023 By editor No Comments on Câu chuyện người vợ lính Mỹ mất tích ở Việt Nam

Tạp chí LIFE số ra ngày 7/11/1969

Thanh Trà dịch

Trong căn hộ ở Los Angeles, Pat Mearns đã đợi chờ gần 3 năm. Chồng cô, Thiếu tá Art Mearns, hoặc đang là tù binh ở miền Bắc Việt Nam, hoặc đã chết. Cô không nhận được tin tức gì về chồng mình kể từ khi anh nhảy dù xuống Bắc Việt sau khi chiếc máy bay F-105 của anh bị bắn hạ bởi hỏa lực từ mặt đất. Nếu ở trong những cuộc chiến trước đó, Pat hẳn đã biết liệu có phải anh đã bị bắt giữ làm tù binh hay không, nhưng ở đây, Bắc Việt lại không tiết lộ danh tính của khoảng 500 người Mỹ được cho là đang ở trong tay họ. Ban đầu, Pat và gia đình của những lính Mỹ mất tích khác đã âm thầm chịu đựng trong tâm trạng lo lắng mòn mỏi không biết người thân yêu của mình sống chết ra sao. Nhưng rồi họ tập hợp lại và bắt đầu “quấy rầy” Đồi Capitol. Pat và sáu người khác đi từ Washington tới Paris để đối mặt với phái đoàn Bắc Việt tại các buổi hòa đàm. Tuần trước, phát ngôn viên của phong trào hòa bình Hoa Kỳ cho biết Hà Nội đã sẵn sàng công bố danh tính của tù binh chiến tranh, và như vậy sẽ chấm dứt nỗi bất an của Pat Mearns.

Pat Mearns ngồi bên bàn ăn để viết thư cho chồng hàng tuần. Mặc dù tin rằng anh vẫn còn sống, nhưng cô hầu như đã không còn hy vọng nhận được hồi âm.
Trong ba năm, Pat Mearns đã gửi hàng trăm lá thư cho chồng, đề địa chỉ là “Nhờ Bưu điện Hà Nội chuyển giúp”. Mới đây, cô đã gia nhập Liên đoàn Quốc gia các Gia đình của Tù binh Mỹ để thúc giục hành động.
Tháng trước ở Paris, Pat và các thành viên khác trong Liên đoàn đã lang thang suốt 6 ngày cho đến khi đoàn Việt Nam đồng ý tiếp, điềm nhiên lắng nghe khẩn cầu của họ, và đảm bảo rằng họ rồi sẽ nhận được tin.
Ở Los Angeles, nơi họ chuyển tới sau khi Art mất tích, Pat sống cùng với hai cô con gái, Frances và Missy. Cô bận rộn với công việc điều dưỡng bán thời gian, các hoạt động của nhà thờ và các khóa học đại học buổi tối. Hai cô con gái vừa là nguồn an ủi, vừa là niềm đau. Frances, 9 tuổi, hướng ngoại và nói liên mồm, từng khiến những thực khách khác tại một nhà hàng giật mình khi buột miệng nói: “Khi bố con ra tù…” Missy, 11 tuổi, là cô bé hay suy tư. Cô thường trèo lên giường mẹ để nói chuyện khi không ngủ được. Pat lo lắng không biết nói gì với các con. “Tôi đã hiểu tuyệt vọng là như thế nào”, cô thừa nhận. “Tuyệt vọng chính là tôi”.

“Bạn ngóng chờ tin tức”, Pat Mearns nói, “và bạn không thể đưa ra quyết định. Bạn sẽ đi tiếp như thế nào? Bạn có dám mua nhà không? Nếu Art được trả tự do, có thể anh ấy sẽ muốn làm điều gì đó hoàn toàn khác”.

“Ban đầu tôi đọc tất cả những điều khủng khiếp xảy ra trong các trại giam tra tấn, những cuốn sách về Siberia và về những nhà tù ở Triều Tiên. Tôi đọc về từng cuộc tra tấn một và tự hỏi liệu anh ấy có chịu đựng nổi không. Tôi dính chặt với đài phát thanh và vô tuyến truyền hình, nghe bất kỳ tin tức nào, và bất kỳ dấu hiệu nào rằng có thể cuộc chiến sẽ kết thúc. Nhưng năm tháng cứ trôi qua và rồi tôi không còn làm như thế nữa. Tôi không còn niềm tin như tôi đã từng. Lúc đầu, họ nói rằng họ sẽ tạm ngừng ném bom, nhưng rồi các cuộc ném bom bắt đầu trở lại. Thế rồi hòa đàm thực sự bắt đầu, và cứ thế kéo dài mãi”.

Bây giờ Pat Mearns chỉ tin đúng một thứ, đó là linh tính rằng Art còn sống. “Tôi chắc rằng nếu anh ấy đã mất, thì tôi đã có cảm nhận về điều đó. Chúng tôi có một mối quan hệ đặc biệt. Cả hai đều có thể tự mình sống tốt. Nhưng chúng tôi thật hòa hợp khi ở bên nhau. Điều khiến tôi lo lắng là áp lực khủng khiếp ở đó có thể khiến anh ấy trở nên cay đắng và khép mình. Tôi nhận ra rằng anh ấy đã thay đổi, tôi cũng thay đổi, nhưng chúng tôi lại không được thay đổi cùng nhau”.

“Thời khắc khó khăn nhất là khi tôi cho lũ trẻ đi ngủ và tôi nghe các con cầu nguyện, “Cầu cho cha con sớm được trở về bình an”, và tôi không thể nói với con rằng điều đó bao giờ sẽ đến và đến như thế nào. Tôi không thể đem lại cho con điều gì ngoài nỗi bất an”.

Thiếu tá Art Mearns

Trong một thời gian dài, Pat đồng ý với chính sách im lặng của Lầu Năm Góc đối với lính Mỹ mất tích. “Một vài người bạn của Art nói với tôi rằng Bắc Việt sẽ tra tấn khủng khiếp hơn nữa nếu chúng tôi làm ầm ĩ. Chúng tôi sợ hãi vì chúng tôi e rằng chồng mình sẽ phải chịu đựng mối nguy hiểm đó”.

“Bạn bè gợi ý rằng tôi nên nói chuyện với các nhóm vận động hòa bình, nhưng đó không phải là cách của tôi. Những người đó thật xa lạ với tôi. Nếu họ thật sự quan tâm đến hòa bình, thì họ đã quan tâm hơn đến vấn đề tù binh chiến tranh. Khi họ tới Hà Nội, mục đích của họ chỉ là chứng tỏ một điều, rằng chiến tranh là vô nghĩa và chúng ta không nên có mặt ở đó”.

“Bạn bắt đầu cảm thấy mình là một cái gai, vì người ta chẳng hề quan tâm và bạn là thứ gợi nhắc họ rằng mọi sự đang không diễn ra theo cách chúng ta muốn. Mọi người không hiểu. Có người từng hỏi mẹ tôi: “Pat không hẹn hò đi à?” Hẹn hò ư? Một người bạn từng hỏi liệu tôi đã nghe được tin gì từ chồng mình chưa. “Chưa”, tôi trả lời. “Trời ơi”, anh ta nói. “Đã hai năm rưỡi rồi mà cậu còn nghĩ rằng anh ấy sẽ hồi âm sao?” Tôi chỉ cười và nói, “Ừ, tôi hy vọng sẽ nhận được tin từ anh ấy”.■

Blog tư liệu Tags:Chiến tranh Việt Nam, POW/MIA, Việt Nam trên báo Mỹ, Vietnam War

Post navigation

Previous Post: Tâm trạng người Mỹ quanh vụ Tập kích Sơn Tây
Next Post: Vai trò của Mỹ trong đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963 qua tài liệu giải mật của Mỹ

More Related Articles

Thêm nhiều tù binh Mỹ lần đầu xuất hiện trên ảnh Blog tư liệu
Những cuộc thăm dò hòa bình: Vũ điệu mong manh dưới bảy lớp màn che Blog tư liệu
Tài liệu giải mật: Các cuộc họp bên lề Hội nghị Geneva 1954 Blog tư liệu
Người Mỹ toan tính gì cho cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm Blog tư liệu
Hà Nội tháng Ba năm 1967 Blog tư liệu
Hồ Chí Minh – Một con người kiên định Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tạp chí Phương Đông Official Channel
  • Thư viện Nguyễn Văn Hưởng Fanpage
Tạp chí Phương Đông số tháng 10-2024

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient
  • Sách Đông Dương – Thư viện QGVN
  • Thư tịch Hán Nôm – Thư viện QGVN
  • Báo chí số hóa – Thư viện QGVN

Bài mới

  • Tầm nhìn từ Lịch sử
  • NHỮNG KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH TRONG NGÀY 30/4/1975 (Kỳ 2)
  • Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954)
  • Lịch sử Trường Quốc Học Huế
  • Trang phục người dân An Nam

Lưu trữ

TRƯNG BÀY KỶ VẬT CHIẾN SĨ

Tags

1945 1954 1975 Bảo Đại Báo chí Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân chủ nghĩa thực dân Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA Cách mạng Tháng Tám giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hồ Chí Minh Hà Nội Mỹ nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu Nhật phong trào phản chiến phong tục phản chiến Pháp POW/MIA Quan hệ Việt - Mỹ Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 Thực dân Pháp triều Nguyễn Tết tình báo Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam thời hậu chiến Việt Nam trên báo Mỹ văn hóa Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Đăng ký

  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Tầm nhìn từ Lịch sử Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Chuyến thăm Hà Nội Xuất bản
  • Thế giới đang thay đổi – Trật tự đa cực xuất hiện Xuất bản
  • Nước Nga trong thế giới đa cực Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản

Copyright © 2025 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.