Skip to content
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Sài Gòn năm xưa Blog tư liệu
  • Dọc theo Con đường Cái Quan của Đông Dương năm 1931 (Kỳ 2) Blog tư liệu
  • Những cuộc thăm dò hòa bình: Vũ điệu mong manh dưới bảy lớp màn che Blog tư liệu
  • Quyết định định mệnh của Tổng thống Thiệu qua hồi ký Cao Văn Viên Blog tư liệu
  • Ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920 Blog tư liệu
  • Giới thiệu bộ sách tư liệu của Viện Bảo tồn Di tích Blog tư liệu
  • Người Hoa ở miền Nam Việt Nam trước khi Pháp xâm lược [1] Blog tư liệu
  • Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã vận dụng báo chí cách mạng như thế nào? (Kỳ I) Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Wartime writings 1943 – 1949 Blog tư liệu
  • Quyền của An Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và nhiệm vụ của chính phủ bảo hộ Blog tư liệu
  • Nước Mỹ và ám ảnh Việt Nam Blog tư liệu
  • Phụ nữ Tây Phương nhìn phụ nữ Việt Nam 100 năm trước (Kỳ 1) Blog tư liệu
  • Sự kiện Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945 qua Hồi ký Đại sứ Nhật Masayuki Yokoyama (Kỳ 2) Blog tư liệu
  • Ký sự của một tù nhân An Nam ăn Tết ở Guyane thuộc Pháp đầu thế kỷ XX Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Steinbeck in Vietnam Blog tư liệu

Chân dung Đông Dương qua 21 bức tranh vẽ của Jean Despujols

Posted on 28/04/202024/08/2020 By editor No Comments on Chân dung Đông Dương qua 21 bức tranh vẽ của Jean Despujols

Ngô Bắc lược dịch
Nguồn: W. Robert Moore và Maynard Owen Williams, “Portrait of Indochina, with 30 Illustrations, 21 Paintings of Jean Despujols”, The National Geographic Magazine, April 1951, Washington D. C., các trang 461-490.

Jean Despujols (1886-1965) là một họa sĩ người Pháp (về sau có thêm quốc tịch Hoa Kỳ). Năm 1936, ông giành Giải Hội họa Đông Dương (Prix de l’Indochine) và được Đại Hội đồng Kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp cử sang Việt Nam, Campuchia và Lào để vẽ những thứ mà ông trông thấy. Trong hai năm ở Đông Dương, ông đã sáng tác hơn 300 bản phác họa và tranh vẽ.

Tranh sơn dầu, màu nước, và bản vẽ của ông thu giữ được bầu không khí của rừng rú ẩm thấp vùng Đông Dương, vẽ lại những con đường uốn khúc len lỏi giữa các cánh đồng lúa bóng loáng gương nước và vách đá lởm chởm, và phác họa chân dung người dân của nhiều bộ tộc quần tụ tại phần đất này của Đông Nam Á.

Để tìm kiếm đề tài, ông đã thâm nhập vào những miền đất khó tiếp cận nhất của xứ sở. Ông đã du hành từ những cánh đồng của Campuchia, xuyên qua các vùng đồi nhấp nhô của Lào, và đặt chân đến các đỉnh núi Bắc Kỳ nơi mọc lên những ngôi làng biệt lập của người dân miền núi mặc quần áo có màu sắc vui tươi – người Mông, người Mán, người Lô Lô và người Thái.

Ông đã kết bạn với các tù trưởng bộ tộc và dân làng trong các bộ lạc người Thượng thuộc các khu vực chưa được bình định tại phía nam dãy núi Trường Sơn. Ông đã trải qua một trận bão ven biển, bị quăng vào các luồng nước chảy xiết nguy hiểm của con sông Cửu Long và sông Nam Te [Nậm Tè ?], và mệt nhoài trong sự ẩm thấp nhiệt đới khiến cho những bức tranh của ông không thể khô được.

Trong các cảnh quan của Despujols, không có kẻ thù nào đáng sợ hơn là con hổ. Những người mẫu của ông phản ảnh sự êm ả của phương Đông. Các bức vẽ của ông mang lại một cái nhìn thời bình của Đông Dương.

Dưới đây là những bức tranh vẽ Đông Dương của Jean Despujols đăng trên Tạp chí National Geographic số tháng 4-1951. Thư viện Nguyễn Văn Hưởng có lưu giữ một bản gốc của số tạp chí này.

Angkor đổ nát tái tạo các điệu múa của các vũ công Apsarases, các thiếu nữ hợp xướng của các vị thần Ấn Độ giáo
Những ngọn tháp vươn cao và những kỳ quan điêu khắc của Ankor Wat bị bỏ phế cho đến khi người Pháp tìm thấy chúng
Các vũ công tô phấn trắng trình diễn ở Angkor dưới ánh đuốc
Các vị thần không còn nữa, con hổ chiếm lĩnh ngôi đền. Con hổ không phải là mẫu vẽ, tiếng gầm của nó khiến họa sĩ phải ôm đồ nghề bỏ chạy.
Tranh bên trái: Thiếu nữ Campuchia, một vũ công tại Angkor Wat trong mùa đông, thuộc vũ đoàn hoàng gia ở Phnompenh do mẹ nuôi của cô, một vị công chúa, đứng đầu. Cô mặc trang phục ngày chủ nhật. Tranh bên phải: Cô gái Mông ăn mặc ấm áp để chống chọi với khí hậu buốt giá của ngồi làng miền núi sát biên giới Trung Hoa.
Các lá phướn của giàn thiêu xác trông giống như con diều, tạo ra điệu nhạc trong gió nhẹ như những chiếc đàn hạc của vị thần gió.
Ngôi đền tháp nhọn này ở Siemreap là giàn thiêu của một nhà sư Phật Giáo. Mặc dù được dựng bằng tre và giấy, nhưng nó sẽ không bị châm lửa mà lại được tháo dỡ đi.
Các nhà sư Phật Giáo khoác áo vàng khiêm tốn, hướng mặt về phía đền. Người Việt Nam ngồi xổm đang ăn cơm mua từ một người bán hàng rong. Những người Campuchia tháp tùng một vị cao tăng được khiêng trên một chiếc kiệu
Phật tử Campuchia theo phái Hinayana, hay Tiểu Thừa. Phần lớn đàn ông ở đây đều phục vụ tại các tu viện trong một phần đời của họ.
Những cây dừa đong đưa trong làn gió mùa thổi vào từ Vịnh Xiêm La
Cô bé này, bế đứa em trai nhỏ bên hông, đi theo họa sĩ khắp nơi khi ông vẽ tại làng của cô bé. Với con thuyền độc mộc nằm bên cạnh ngôi nhà mái tranh của họ, bố mẹ người Việt Nam của cô bé là dân đánh cá, giống như những người khác trong làng.
Cuối mỗi chiều, khi những người đàn ông từ biển quay về, họa sĩ nhìn thấy họ chia phần cá bắt được cho những người phụ nữ, số lượng tùy theo số trẻ con ở mỗi nhà.
Ngoài cá, dân chúng ăn dừa và gạo. Hàng dừa che khuất tầm nhìn thấy những cánh đồng lúa của họ.
Đàn ông Radé, miệng hét “giết loài giết người”, tấn công một con hổ bằng giáo và cung tên. Con hổ bạn của nó nằm chết phía góc.

Phụ nữ và đàn ông của bộ lạc Davak cắt tóc ngang trán và dũa răng cho nhọn. Là những tay săn bắn gan dạ, họ không nghĩ ngợi gì về việc đối diện với hổ, voi, và thú hoang. Người nam tô điểm mái tóc của mình với một chiếc gương “chiếu hậu”.
“Dãy núi 99 ngọn” lởm chởm, “xương sống của Con rồng An Nam”, đột nhiên trồi lên từ đồng lúa phẳng như mặt bàn.
Những con trâu chậm chạp đến nỗi chúng có vẻ chỉ hơi nhúc nhích, đang cày trên những thửa ruộng ngập nước. Mấy người nông dân đang cấy mạ. Bên trái, một chiếc thuyền đang chạy trên Sông Đáy, một chi lưu của sông Hồng.

Vẻ thanh nhã của con gái Trung Kỳ và dáng khỏe mạnh của con gái Bắc Kỳ phản ảnh sự tương phản giữa các chủng tộc chị em của Việt Nam.
Tranh trên: Yến đang trồng lúa gần Huế, kinh đô xưa của An Nam, khi họa sĩ gặp cô ấy. Ông nhận xét: “Về nét thanh tao hiển nhiên của cô, các hoàng đế-thi sĩ trước đây là những người chịu trách nhiệm, họ đã tuyển chọn những phụ nữ xinh đẹp nhất để phục vụ trong triều”.
Tranh dưới: Xuân “trở nên chua chát và cứng cỏi” bởi sự túng thiếu. Trồng lúa, đắp đê, và đẻ con là số phận của cô. Hơi thở nhẫn nhục có vẻ như toát ra qua đôi môi của cô. Trong nhiều thế kỷ, ngôi làng duyên hải của cô đã là miếng mồi của hải tặc Trung Hoa.
Người Lào ngược dòng nước xiết của sông Cửu Long trong một chiếc thuyền độc mộc khoét ruột có gắn động cơ. Những người đứng canh trông chừng những hòn đá lộ ra bởi luồng nước cạn.

Những cô gái Lào và Wouni khiến họa sĩ liên tưởng về nữ hổ tướng và Đức Mẹ Đồng Trinh.
Tranh trên: Nàng Bouddhi dịu dàng trong chiếc khăn quàng màu vàng, trái với sự biểu lộ quả quyết, đôi khi dữ dội của cô.
Tranh dưới: Cô gái Wouni, ngọt ngào và tử tế, đã sốt sắng đi bộ hai ngày từ ngôi làng miền núi của cô để giữ đúng hẹn với họa sĩ Despujols.
Một dòng sông an lành lộ ra khi sương tan buổi sáng từ các đỉnh núi ở Lào. Nhan đề của họa sĩ: “Thức dậy trên sông Nam Khan”.
Toàn thể bộ tộc được gọi là Thái Trắng (bên trái) hay Thái Đen (bên phải), tùy theo màu áo của phụ nữ.
Những người Thái này còn giữ nhiều phong tục cổ. Phụ nữ vẫn ăn mặc theo truyền thống của tổ tiên, trong khi đàn ông thường chấp nhận y phục An Nam.
Cả hai người mẫu đều tô điểm áo chẽn bằng những chiếc cúc bạc. Thiếu nữ Thái Trắng, con gái một tù trưởng, mặc một chiếc váy lụa. Cô gái Thái Đen, thực ra trắng như ngà, đeo ở thắt lưng bộ xà tích bạc.
Ruộng bậc thang bên đường lộ của Bắc Kỳ dẫn sang Trung Hoa.

 

Blog tư liệu Tags:Campuchia, dân tộc, Đông Dương, Đông Nam Á, hội họa, Lào, nghệ thuật, Pháp, Việt Nam

Post navigation

Previous Post: Giới thiệu sách: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
Next Post: Phản không tưởng trong xứ không tưởng: Chủ nghĩa khoái lạ và sự suy đồi ở Đông Dương giai đoạn 1890-1940 (Phần 1)

More Related Articles

Sự chuyển đổi ý niệm về hình tượng con trâu trong hội hoạ Việt Nam Blog tư liệu
Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
Dọc theo Con đường Cái Quan của Đông Dương năm 1931 (Kỳ 1) Blog tư liệu
Phản không tưởng trong xứ không tưởng: Chủ nghĩa khoái lạ và sự suy đồi ở Đông Dương giai đoạn 1890-1940 (Phần 2) Blog tư liệu
Giới thiệu sách: Phantasmatic Indochina Blog tư liệu
Chiến tranh Đông Dương và những người phụ nữ bị nước Pháp lãng quên Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient

Bài mới

  • Chiến thuyền của vùng Viễn Đông từ năm 202 TCN đến năm 1419
  • Sự sụp đổ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu qua hồi ký Trần Văn Đôn
  • Người Hoa ở miền Nam Việt Nam trước khi Pháp xâm lược [1]
  • Chiến thuật phục kích, tấn công của du kích Nam Bộ qua phân tích của Cố vấn quân sự Mỹ tại Sài Gòn
  • Tài liệu giải mật: Các cuộc họp bên lề Hội nghị Geneva 1954

Lưu trữ

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh Châu Á CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế hậu thực dân Hồ Chí Minh Hà Nội Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến phản chiến phụ nữ Pháp Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 thư viện tuyển dụng Tết Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.