Skip to content
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Những bước bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Blog tư liệu
  • Con tem Điện Biên Phủ của Việt Nam và Pháp Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Viet-Nam Witness, 1953-1966 Blog tư liệu
  • Hồ Chí Minh – Một con người kiên định Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Nguồn gốc dân tộc Việt Nam Blog tư liệu
  • Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã vận dụng báo chí cách mạng như thế nào? (Kỳ I) Blog tư liệu
  • Jean-Paul Sartre và tình cảm với Việt Nam Blog tư liệu
  • Di tích văn hóa của người Chiêm thành ở xứ Bắc Kỳ Blog tư liệu
  • Hai triết gia Bertrand Russell và Jean-Paul Sartre đã ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh như thế nào? Blog tư liệu
  • Hơn hai thế kỷ nhộn nhịp Chợ Lớn – Sài Gòn Blog tư liệu
  • Một cuộc bái yết đền Hùng ngày đầu tháng Giêng Blog tư liệu
  • Ông Lương Như Hộc – Tổ nghề ấn loát của Việt Nam Blog tư liệu
  • Phản không tưởng trong xứ không tưởng: Chủ nghĩa khoái lạ và sự suy đồi ở Đông Dương giai đoạn 1890-1940 (Phần 2) Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Steinbeck in Vietnam Blog tư liệu
  • Sự sụp đổ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu qua hồi ký Trần Văn Đôn Blog tư liệu

Ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920

Posted on 17/02/2021 By editor No Comments on Ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920

Từ năm 1919 đến năm 1955, các cơ quan an ninh của Pháp tại Đông Dương và Pháp đã giám sát hoạt động chính trị của Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh), cũng như theo dõi chặt chẽ sự ra đời và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đã sinh ra vô số các giấy tờ hành chính, báo cáo chi tiết, ghi chú mật, thư từ trao đổi giữa các cơ quan cảnh sát, lãnh sự quán Pháp ở châu Á, Bộ Thuộc địa và Phủ Toàn quyền. Ngoài ra còn có nhiều văn bản thẩm vấn nhân chứng và nghi phạm, các tài liệu tịch thu được trong quá trình khám xét và bắt giữ, trích đoạn báo chí bản gốc hoặc bản dịch, ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc, một số tờ rơi và áp phích… Các cơ quan an ninh Pháp cũng thu thập bút tích của Nguyễn Ái Quốc để xác định chữ viết tay của ông, bao gồm bản sao chụp những văn bản viết bằng chữ Hán, tiếng Pháp hay chữ Quốc ngữ.

Với tổng cộng hơn 9000 tờ, những báo cáo này hiện đang được lưu giữ tại Kho Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (Archives nationales d’Outre-Mer) của Pháp. Dưới đây là một số trích đoạn.

***

Paris, ngày 8/1/1920
BÁO CÁO
Cuộc điều tra mà tôi đã thực hiện từ ngày 1/12/1919 đến nay dưới sự chỉ đạo của ông Phủ Bầy đã giúp tôi rút ra được các kết luận như sau:
1. Nguyễn Ái Quốc sống tại Nhà số 6 Villa des Gobelins. Đây là tên chính thức của người này theo thẻ Thư viện Quốc gia của ông ta.
2. Theo giọng nói thì ông ta đến từ An Nam (giữa Vinh và Huế).
3. Ông ta nói với tôi một cách mơ hồ rằng mình từng ở Mỹ và Anh, và đã ở Pháp 4 năm trước.
4. Ông ta nói và viết thông thạo tiếng Pháp và Anh, đọc được một ít tiếng Ý và Tây Ban Nha.
5. Ông ta sẽ không hồi hương cho đến khi An Nam có một chính sách khác, trong lúc chờ đợi thì ông ta ở lại Pháp hoặc nước ngoài để chiến đấu cho lợi ích của Đông Dương.
6. Ông ta không có gì trong tay và phải sống dựa vào Khánh Ký – người có các cửa hàng ở Đức, và Phan Chu Trinh – người kiếm được khoảng 30 francs mỗi ngày bằng nghề chụp ảnh. Có vẻ như hai người này cũng giúp đỡ cả ông Khương.
7. Không có tổ chức bí mật nào cấp tiền cho Nguyễn Ái Quốc, nhưng vì bố mẹ và bạn bè vẫn ở Đông Dương, nên tôi cho rằng ông ta vẫn liên lạc với họ nhưng không rõ bằng cách nào.
8. Ông ta viết một cách cởi mở trên báo chí Pháp về những yêu cầu trong hòa bình của mình đối với chính sách ở Đông Dương.
Ký tên: JEAN
—
Thông tin truyền đạt và kết luận của ông Phủ Bầy:
Vì không có đầy đủ các phương tiện để sống một cuộc sống khỏe mạnh và thoải mái, gần như tất cả những người này đều mắc bệnh viêm phế quản và lao phổi. Hành động rất hạn chế của họ dường như không thể gây ra được những hậu quả đáng tiếc ở Đông Dương.
Ký tên: BAY

***

GHI CHÚ CỦA JEAN
Ngày 1/1/1920
Tôi dành cả ngày với Trung sĩ Marcel.
Tôi chỉ nói với ông ta rằng Phan Chu Trinh và Khánh Ký hiện đang ở Pháp.
Tôi không nhắc gì đến Nguyễn Ái Quốc vì lo ngại rằng Marcel sẽ làm ảnh hưởng đến chúng ta khi tìm cách làm quen với ông ta [Nguyễn Ái Quốc] ngay lập tức.
Ông phải biết rằng Quốc cực kỳ thông minh, và ông ta có vẻ không tin tưởng bất kỳ ai.
Tôi khuyên Marcel nên tìm những người thân cận của Joseph Thanh và tất cả những ai quan tâm đến chúng ta trên địa bàn chúng ta hoạt động.
Tôi xin gửi kèm theo đây tài liệu của ông ta.
—
11h30 ngày 2/1/1920, tôi đến gặp ông Quốc để xác nhận một cuộc hẹn với ông ta vào 9h30 Chủ nhật, ngày 4/1/1920, trước cầu Alexandre để cùng đi tham quan Triển lãm Hàng không do Hiệp hội Phổ biến Khoa học (la Société de Vulgarisation Scientifique) tổ chức. Marcel nói rằng ông ta mời tôi đi ăn trưa cùng ông ta và Toàn.
Marcel nói rằng Toàn, hiện đang thất nghiệp, nhờ tôi giới thiệu vào làm đầu bếp cho một nhà tư sản. Tôi bảo với anh ta rằng tôi nghe nói ông Sarraut đang cần một đầu bếp, và rằng anh ta chỉ cần nói chuyện với ông ấy. Anh ta trả lời rằng ông Sarraut chắc chắn sẽ trả anh ta mức lương ở Đông Dương.
Tôi hỏi ông Quốc liệu ông ta có bài viết gì cho các tờ báo hay không. Ông ta trả lời rằng ông ta phải chờ thêm một thời gian nữa xem chính sách của Ngài Maurice Long sẽ thế nào. Có vẻ như ông ta đã chuẩn bị một bài báo dài, tái hiện lại bức ảnh đầu của các tù nhân chính trị treo ở nơi công cộng sau khi bị hành quyết.
Chúng tôi chia tay nhau vào lúc 12h30.
…
6h30 tối, tôi đến gặp ông Quốc cùng trung sĩ Khương. Ông Quốc cho tôi xem một bức thư viết bằng tiếng Anh của một người Ai-len sống ở tầng 2, số 12 Đại lộ Capucines, trong đó người này bày tỏ sự tiếc nuối khi đã bỏ lỡ chuyến viếng thăm của ông Quốc và mời đến gặp ông ta vào lúc 3h chiều Chủ nhật, ngày 3/1, tại số 12 Đại lộ Capucines.
Tôi không đọc được rõ chữ kí trên lá thư, là DAFFIN hoặc DELFIN (vì vậy hãy hỏi bộ phận An ninh). Ông Quốc chỉ nói với tôi rằng đó là một chính trị gia người Ai-len.
…
Ông Quốc và Khương nhắc đến một người tên Kiều thuộc một nhóm ở Nanteuil (Oise). Kiều viết thư cho họ rằng ông ta rất khó chịu với chỉ huy nhóm của mình – một người hẳn phải là một sĩ quan chuẩn úy ở thuộc địa, rằng ông ta không được phép đến Paris, rằng ông ta từng đảm nhiệm các chức vụ ở An Nam, rằng ông ta đã nộp đơn xin học bổng. Ông Quốc có vẻ rất quan tâm đến Kiều. Chính Kiều là người chúng tôi đã gặp ở nhà Quốc vào ngày Bầy và tôi đến đó.
Khương và tôi rời đi vào lúc 8h30. Ông Quốc nhờ chúng tôi gửi giúp một lá thư ở bưu điện. Lá thư đó được gửi đến một cái tên có vẻ là tiếng Nga hơn là tiếng Trung hay Hàn: “Gèj… sinh viên, số 6 phố Gay Lussac” (thông tin thêm từ An ninh).
…
Nguyễn Ái Quốc dựa trên tất cả những gì Triều Tiên đã làm, ông ta làm theo gần như giống hệt các kế hoạch nổi dậy của Triều Tiên.
Tất cả thông tin có thể tìm thấy ở “The Truth about Korea: Facts about the New Korean Republic and Japanese Military Autocracy” (tạm dịch: “Sự thật về Triều Tiên: Những hiện thực về Cộng hòa Triều Tiên Mới và Chế độ Chuyên quyền Quân sự của Nhật Bản”) của C. W. Kendall, đại biểu tại Hội nghị Hòa bình Quốc tế (International Peace Conference). Tài liệu này do Hiệp hội Quốc gia Triều Tiên (The Korean National Association) ở San Francisco biên tập vào tháng 7/1919.
Để có thể đi trước Quốc một bước, chúng ta sẽ chỉ cần mua các ấn phẩm định kỳ của người Triều Tiên ở Mỹ. Có vẻ như người Triều Tiên ở Paris cũng sắp thành lập một tờ báo (thông tin thêm).
Nhiệm vụ của chúng ta đặc biệt khó khăn. Từ ngày ông Quốc phát tờ rơi về Bản Yêu sách của Nhân dân An Nam nhân ngày Quốc khánh Pháp (14/7), tất cả người dân Đông Dương đều đoán được rằng sẽ có hoạt động chính trị diễn ra ở đây. Chúng tôi cảnh giác với nhau kể từ ngày đó.
Trong báo L’Humanité (Nhân văn) số 5584 đăng ngày 2/8/1919, Quốc phát biểu một cách cởi mở rằng: “…Thật vậy, chúng tôi biết rằng một chỉ huy cấp cao của các nhóm công nhân thuộc địa đã giao nhiệm vụ cho các lãnh đạo nhóm thu giữ tất cả các bản sao của yêu sách, có lẽ vì nhận được mệnh lệnh từ các cấp cao hơn” (đoạn cuối bài báo La Question Indigène).
Mặt khác, tôi hoàn toàn lạc lõng giữa người Hoa, người Hàn, và thậm chí cả người Ai-len.
Tôi xin gửi ông các tài liệu sau đây:
– Số báo L’Humanité ngày 2/8/1919: La Question Indigène (Vấn đề bản địa)
– Số báo Populaire ngày 4/9/1919: Une intéressante comparaison (Một sự so sánh thú vị)
– Số báo Populaire ngày 14/10/1919: Lettre à M. Outrey (Thư gửi Ngài Outrey)
Ký tên: JEAN

***

GHI CHÚ CỦA JEAN ngày 9/1/1920
Ngày 8/1/1920
Vào lúc 6h30, tôi đến nhà của Nguyễn Ái Quốc, và chúng tôi đến Hiệp hội Địa lý (la Société Géographiqe) cùng ông Trần Xuân Hồ.
Chúng tôi (ông Quốc, ông Hồ và tôi) đến nơi vào lúc 8h.
Ông Quốc giới thiệu với tôi ông Whang, Tổng thư ký phái đoàn Triều Tiên.
Chúng tôi trò chuyện với một người Triều Tiên đến Pháp qua Nga và Thụy Điển, có điều người này không nói tiếng Pháp và Anh tốt lắm, nên chúng tôi không thể lấy được thêm thông tin.
Lúc 8h30, căn phòng gần như chật kín. Ông Quốc và ông Hồ đã đi phát Bản Yêu sách cho các trợ lý. Bản sao được đính kèm sau đây.
Lúc 8h45, ông Khánh đến. Một lúc sau là ông Lê, Tiến sĩ Trinh, ông Giao, và cuối cùng ông Bầy đến vào khoảng 9h kém 15.
Khi thấy Arnoux xuất hiện, tất cả đều cho ông ta biết họ làm gì ở đây.
—
Sau phiên họp, chúng tôi đưa ông Bầy đến Ga Saint Germain des Prés. Chúng tôi nói về dự án thành lập một hội sinh viên ở Pháp.
Cuộc trò chuyện sau đó không có mục đích gì nữa cả.
Ông Khánh và Giao chia tay chúng tôi ở Đại lộ Saint Germain. Ông Trinh rời đi ở phố Claude Bernard.
Tôi đưa ông Quốc về tận nhà.
Ký tên: JEAN

***

Về Nguyễn Ái Quốc:
Nguyễn Ái Quốc 27 tuổi và đến từ Đông Dương.
Anh ta đến Paris vào tháng 6 năm ngoái từ Luân Đôn (Anh) và sống một mình từ ngày 7 – 11/6 tại số 10 phố Stockholm, sau đó từ ngày 12/6 – 13/7 tại số 56 phố Monsieur le Prince. Kể từ sau đó, anh ta sống ở số 6 Villa des Gobelins – nhà của một người đồng hương tên Phan Văn Trường, sinh năm 1878 ở Hà Nội (Bắc Kỳ), luật sư tại Tòa phúc thẩm Paris.
Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình khá giả ở Đông Dương và được hưởng một nền giáo dục vững chắc ở Anh, nơi anh ta sống trong khoảng 10 năm.
Kể từ khi đến Pháp, anh ta đã đến thăm nhiều đồng hương, sau đó rời đi Toulouse vào ngày 25/7 cùng một người An Nam khác tên Nguyễn Nho Chuyên, người hành nghề nhiếp ảnh gia tại thành phố này?
Trong khoảng thời gian ngắn ở đây, anh ta không đưa ra bất kỳ lời nhận xét chê bai nào.
Trong khi làm phiên dịch viên cho tất cả người An Nam sống tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết một bản tuyên ngôn đề tên mình với tiêu đề: “Yêu sách của nhân dân An Nam” và gửi bản mẫu đến rất nhiều nghị sĩ và các thành viên chính phủ.
Mặc dù là không có nhóm nào được thành lập hợp pháp ở Pháp, nhưng từ rất lâu đã tồn tại một nhóm tự đặt tên là “Hội những người An Nam yêu nước” mà nhóm trưởng cho đến gần đây là Phan Văn Trường – luật sư đã nhắc đến bên trên và Phan Châu Trinh, sinh ngày 10/10/1874 tại Tây Lộc (An Nam).
Do một bản cáo trạng mà họ phải gánh chịu “vì âm mưu chống lại an ninh quốc gia” vào tháng 7/1915, hai người này đã trao quyền quản lý nhóm cho Nguyễn Ái Quốc nhưng tiếp tục là những cộng tác viên chính.
Về quan điểm chính trị, những người được nêu tên phía trên theo quan điểm xã hội chủ nghĩa.
Dù đúng hay sai thì Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị cho là có thái độ thù địch với Pháp, nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì cụ thể được xác định, và thái độ của họ ở Paris cũng không có gì là tiêu cực.
Lý lịch tư pháp của Nguyễn Ái Quốc không có án tích.
Việc giám sát vẫn đang được tiếp tục thực hiện.

***

GHI CHÚ CỦA JEAN ngày 13/1/1920
… Tôi xin chỉ ra cho ông rằng nhiệm vụ của tôi hiện đang đặc biệt khó khăn, chính những người khác sẽ thiêu rụi chúng ta, vì vậy hãy xem cách chúng ta tiến hành các cuộc điều tra kín đáo.
Từ thứ 7, tôi đã dành toàn tâm toàn sức để dập tắt ngọn lửa bắt đầu nắm giữ được tôi. Ngọn lửa này xuất hiện không phải bởi tôi, mà bởi những người khác.
Quốc biết anh ta bị theo dõi.
Khương đã có một ngày vui vẻ khi theo dõi một đặc vụ đi theo mình – khi người này bắt xe điện thì Khương xuống xe.
Hiện giờ, tôi không dám có động thái gì với nguy cơ có thể tự hại mình. Tôi xin được nghỉ phép 10-15 ngày để có thời gian che đậy cuộc điều tra bí mật chúng ta đã thực hiện ở Val-de-Grace.
Tuy nhiên, tôi rất hài lòng với kết quả chúng ta đã đạt được. Tôi có thể nói rằng chúng ta đã ngăn chặn được hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Ái Quốc.

Ký tên: JEAN

Khánh Linh dịch (Bài đăng trên Tạp chí Phương Đông số 2-2021)

Blog tư liệu Tags:Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đông Dương, Hồ Chí Minh, mật thám Pháp, Nguyễn Ái Quốc, Pháp, thuộc địa

Post navigation

Previous Post: Jean-Paul Sartre và tình cảm với Việt Nam
Next Post: Quốc thư trao đổi giữa vua Louis XIV và Chúa Trịnh năm 1681

More Related Articles

Tường thuật Ngày Độc lập trên báo Trung Bắc Chủ Nhật Blog tư liệu
Con tem Điện Biên Phủ của Việt Nam và Pháp Blog tư liệu
Phụ nữ Tây Phương nhìn phụ nữ Việt Nam 100 năm trước (Kỳ 1) Blog tư liệu
Hội Lim năm 1942 qua góc nhìn của người Pháp Blog tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới ngòi bút của học giả Hoa Kỳ Blog tư liệu
Mỹ – Pháp ủng hộ Ngô Đình Diệm sau Hiệp định Genève Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient

Bài mới

  • Chiến thuyền của vùng Viễn Đông từ năm 202 TCN đến năm 1419
  • Sự sụp đổ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu qua hồi ký Trần Văn Đôn
  • Người Hoa ở miền Nam Việt Nam trước khi Pháp xâm lược [1]
  • Chiến thuật phục kích, tấn công của du kích Nam Bộ qua phân tích của Cố vấn quân sự Mỹ tại Sài Gòn
  • Tài liệu giải mật: Các cuộc họp bên lề Hội nghị Geneva 1954

Lưu trữ

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh Châu Á CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế hậu thực dân Hồ Chí Minh Hà Nội Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến phản chiến phụ nữ Pháp Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 thư viện tuyển dụng Tết Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.