Skip to content
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ thư viện
  • Nghiên cứu
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản

Giới thiệu sách: Steinbeck in Vietnam

Posted on 13/04/202018/08/2020 By editor No Comments on Giới thiệu sách: Steinbeck in Vietnam

Nhắc đến John Steinbeck, chúng ta thường nhớ đến các tác phẩm nổi tiếng của ông như “Chùm nho phẫn nộ” (The grapes of wrath) hay “Của chuột và người” (Of mice and men) phát hành vào thập niên 1930, nhưng ít ai để ý đến giai đoạn sau, khi John Steinbeck tham gia nhiều hoạt động với OSS (tiền thân của CIA) và quân đội Mỹ, đặc biệt với vai trò phóng viên chiến trường trong Thế chiến II và sau đó là Chiến tranh Việt Nam.

Từ tháng 12/1966 đến cuối tháng 1/1967, Steinbeck lúc đó 64 tuổi đã tới các chiến trường chính yếu ở miền Nam Việt Nam để viết bài cho tờ Newsday. Điều đáng chú ý ở đây là John Steinbeck công khai ủng hộ sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam. Lý do của sự ủng hộ này là: (i) Steinbeck có niềm đồng cảm với những người lính Mỹ; (ii) Steinbeck phản đối chủ nghĩa cộng sản; (iii) Steinbeck có quan hệ thân thiết với Tổng thống Lyndon Johnson; và (iv) chính con trai ông cũng là một người lính chiến đấu ở Việt Nam.

Sau khi rời miền Nam Việt Nam (1/1967), John Steinbeck tiếp tục thăm Thái Lan và Lào. Từ Viêng-chăn, Lào, ông tìm cách xin visa để thăm miền Bắc Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc nhưng không được.

Vào thời điểm Steinbeck có mặt ở Việt Nam, phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mỹ đang phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ. Do đó, những trang viết của ông trên tờ Newsday rất gây tranh cãi. Mặc dù những tranh cãi đó không làm ông thay đổi quan điểm, song ở một mức độ nào đó, chính những trải nghiệm của ông lại khiến ông thay đổi. Đằng sau thái độ ủng hộ công khai đối với cuộc chiến, tâm sự riêng của Steinbeck ngày càng trở nên phức tạp hơn khi ông tận mắt tìm hiểu và trải nghiệm chiến trường.

Trong cuốn “Life in letters”, ông viết: “Tôi e rằng những ngày xấu đang tới. Chẳng có cách nào để làm cho Chiến tranh Việt Nam trở nên tốt đẹp hơn. Chẳng có cách nào để biện hộ cho việc gửi quân đội đến đất nước của người khác. Và chẳng có cách nào khác ngoài việc ca ngợi những người đang bảo vệ quê hương mình… Nếu Tổng thống không có những động thái rõ ràng để đạt tới hòa bình, thì sẽ có ngày càng nhiều người Mỹ và người Châu Âu đổ lỗi cho Tổng thống về tình trạng hỗn loạn này, đặc biệt là khi chính phủ mà chúng ta ủng hộ đang sắp sửa bốc mùi…”

Tiếc là những trăn trở của Steinbeck về Chiến tranh Việt Nam chưa được thể hiện nhiều qua trang viết vì sau khi trở về Mỹ vào cuối tháng 4/1967, sức khỏe ông suy sụp và ông qua đời ngày 20/12/1968.

Năm 2012, GS. Thomas E. Barden và Nhà xuất bản Đại học Virginia đã thu thập tài liệu từ nhiều kho lưu trữ và cho ra đời cuốn sách tổng hợp những bản báo cáo chưa qua biên tập của John Steinbeck về Chiến tranh Việt Nam, được xuất bản với tên gọi “Steinbeck in Vietnam: Dispatches from the War” (Steinbeck ở Vietnam: Những thông điệp từ cuộc chiến). Cuốn sách là một bức tranh về cuộc chiến ở Việt Nam qua con mắt của một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế giới.

Độc giả có thể đọc cuốn sách này tại Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.

Blog tư liệu Tags:Chiến tranh Việt Nam, giới thiệu sách, John Steinbeck, Lyndon B. Johnson, Newsday, OSS, Quân đội Mỹ, Thập niên 1960, Vietnam War

Post navigation

Previous Post: Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 2)
Next Post: Giới thiệu sách: Art Censorship: A Chronology of Proscribed and Prescribed Art

More Related Articles

Giới thiệu sách: Fire in the lake Blog tư liệu
Giới thiệu sách: The Culture of South-East Asia Blog tư liệu
Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 2) Tài nguyên
Giới thiệu sách: Viet-Nam Witness, 1953-1966 Blog tư liệu
Online Conference April 9-10, 2021: 1970-1971: Nixon, Discord, and the US Withdrawal from Vietnam Tin tức
Giới thiệu sách: Vietnam: A History Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Kết nối với chúng tôi

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ

Bài mới

  • Người Mỹ toan tính gì cho cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm
  • Những cuộc thăm dò hòa bình: Vũ điệu mong manh dưới bảy lớp màn che
  • Giới thiệu tác giả: John Prados, chuyên gia khám phá các bí mật của chính phủ Mỹ
  • Tổng thống Mỹ Richard Nixon với chiến dịch “Bờ biển Ngà”
  • Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào qua phóng sự độc quyền của Tạp chí Life

Lưu trữ

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh Châu Á CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế hậu thực dân Hồ Chí Minh Hà Nội Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến phản chiến phụ nữ Pháp Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 thư viện tuyển dụng Tết Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 2) Tài nguyên
  • Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris – MEP Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 1) Tài nguyên
  • Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
  • Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tài nguyên
  • Viện Viễn Đông Bác Cổ và kho sách quý hiếm về Việt Nam Tài nguyên

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.