Skip to content
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Tường thuật Ngày Độc lập trên báo Trung Bắc Chủ Nhật Blog tư liệu
  • Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào qua phóng sự độc quyền của Tạp chí Life Blog tư liệu
  • Sự chuyển đổi ý niệm về hình tượng con trâu trong hội hoạ Việt Nam Blog tư liệu
  • Hội Lim năm 1942 qua góc nhìn của người Pháp Blog tư liệu
  • Cuộc chiến đầu tiên trên truyền hình Blog tư liệu
  • Tổng thống Mỹ Richard Nixon với chiến dịch “Bờ biển Ngà” Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: Hàm Nghi – Hoàng đế bị lưu đày, người nghệ sĩ tại Alger Blog tư liệu
  • Quang cảnh Hà Nội cuối thế kỷ 19 Blog tư liệu
  • Hơn hai thế kỷ nhộn nhịp Chợ Lớn – Sài Gòn Blog tư liệu
  • Ký sự của một tù nhân An Nam ăn Tết ở Guyane thuộc Pháp đầu thế kỷ XX Blog tư liệu
  • Dọc theo Con đường Cái Quan của Đông Dương năm 1931 (Kỳ 3) Blog tư liệu
  • Quyết định định mệnh của Tổng thống Thiệu qua hồi ký Cao Văn Viên Blog tư liệu
  • “Một Việt Nam khác” và những hình ảnh xúc động về người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam Blog tư liệu
  • Phóng sự ảnh của nhà báo Pháp: Bộ đội Bắc Việt tạo dáng trước ống kính Blog tư liệu
  • Giới thiệu sách: The Culture of South-East Asia Blog tư liệu

Cuộc sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua bưu ảnh (Kỳ 1)

Posted on 31/07/202024/08/2020 By editor No Comments on Cuộc sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua bưu ảnh (Kỳ 1)

Thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa cũng như những cơ sở tư nhân đã phát hành hàng chục nghìn tấm bưu ảnh phản ánh cuộc sống và con người ở Đông Dương, với mục đích thu hút khách du lịch. Qua những tấm bưu thiếp này, những người quảng bá du lịch muốn kể với người xem về một miền đất kỳ thú, vừa lạ vừa quen, vừa là nơi nghỉ dưỡng, vừa là nơi khám phá. Dưới đây là một số tấm bưu ảnh về Việt Nam được in lại trong cuốn sách L’Indochine en Cartes Postales của tác giả Jean Noury với bản dịch nguyên văn phần lời bình của tác giả và chú thích in trên bưu thiếp.

***

Kỳ 1: Dòng sông nuôi dưỡng sự sống

Vùng đất Đông Dương không thiếu nước. Bên cạnh những con sông khổng lồ như sông Mê Kông và Sông Cái (hay còn gọi là Sông Hồng), còn có nhiều dòng sông khác chảy dọc trên địa phận An Nam. Mặc dù sông ngòi đôi khi gây nguy cơ lũ lụt cho cộng đồng dân cư, nhưng bù lại thì chúng cũng đem đến một lượng lớn phù sa màu mỡ không thể thiếu cho những cánh đồng, và vì thế, mang lại sự sống cho những đất nước chúng chảy qua.

Một con phố trong một ngôi làng ngập nước, Bắc Kỳ
Một gia đình trên nhà nổi, Bắc Kỳ
Phát Diệm, Bắc Kỳ

Những chiếc thuyền đông đúc và đẹp như tranh vẽ này di chuyển giữa các thành phố và làng mạc nằm rải rác ở hạ lưu và thượng nguồn sông.

Sửa thuyền độc mộc trên sông Mê Kông sau khi đi qua đoạn nước xiết, Lào

Tuy nhiên, cần phải tính trước việc vỡ, thủng thuyền khi đi qua những đoạn sông chảy xiết…

Những người lái thuyền đang nướng thức ăn trên bờ, Bắc Kỳ
Người lái đò, Bắc Kỳ

Phương tiện di chuyển trên sông phổ biến nhất là vạn đò và thuyền gỗ. Đây cũng là mái nhà cho cả gia đình sinh sống.

Mỗi thành viên trong gia đình, bao gồm cả trẻ nhỏ, thay phiên nhau lái đò.

Bên trong những con thuyền (hay cũng chính là nhà của chủ thuyền), Sài Gòn
Thuyền biển trên sông ở Hải Phòng
Trâu cày ruộng, Bắc Kỳ

Trong thời kỳ này, cần phải thực hiện lần gieo đầu tiên với hạt thóc đã nảy mầm trong nước được 3-5 ngày. Sau 6 tuần, vào tháng 5 hoặc tháng 6, những chồi non này được cấy lại lần nữa vào ruộng lúa ngập nước.

Trâu cày ruộng ở Sài Gòn, Nam Kỳ

Văn hóa lúa nước là hoạt động cơ bản của cư dân Đông Dương. Tùy thuộc vào chu kỳ gió mùa mà nó sẽ quyết định môi trường sống của phần lớn người dân khu vực này. Công việc cày cấy diễn ra vào tháng 4 – đầu mùa mưa.

Sau những cơn giông bão đầu tiên, các cánh đồng lúa biến thành những vũng lầy. Trên đó, con trâu chậm rãi kéo một cái cày thô sơ; còn người nông dân thì nắm hai đầu chuôi cày và phải thể hiện kĩ năng giữ cho cày không bị tuột trên một bề mặt ruộng bị giới hạn bởi hệ thống kênh mương.

Cuộc sống trên cánh đồng – Cấy lúa, Bắc Kỳ
Những người phụ nữ gánh nước ở Hải Phòng

Tuy nhiên, một số vùng lại không có đủ nước cho người nông dân tưới ruộng. Điều này buộc họ phải sử dụng những chiếc guồng lớn để lấy nước từ sông. Ngoài ra, họ cũng sử dụng dịch vụ gánh nước.

Guồng cung cấp nước tưới ruộng ở Sơn Tây

Lúa được gặt bằng liềm trên cả nước vào mùa khô từ tháng 9 đến tháng 12. Ở Bắc Kỳ, một vụ mùa thứ hai diễn ra vào tháng 6. Gạo được tách bỏ vỏ trấu bằng phương pháp thủ công hoặc công nghiệp như ở Chợ Lớn – nơi các máy tách trấu của người Trung Quốc đã có các công cụ và động cơ khá tinh vi.

Cuộc sống trên cánh đồng – Tách trấu, Bắc Kỳ
Chuyển động của thuyền bè trước một nhà máy gạo ở Chợ Lớn, Nam Kỳ
Khung cảnh một nhà máy gạo ở Chợ Lớn

Gạo tấm được sử dụng trong các nhà máy chưng cất rượu hương hoa cúc hoặc hoa sen.

Những người phụ nữ đang sàng sảy gạo ở Kampong Cham, Campuchia
Người bán gạo
Nhà máy chưng cất rượu và hoa ở Nam Định

Vì lúa chiếm vị trí nổi bật nhất nên diện tích dành cho các loại cây trồng thứ cấp là tương đối nhỏ. Trong đó, một số giống cây trồng có tầm quan trọng phải kể đến là ngô, đậu, khoai tây và trà.

Ruộng khoai ở Sơn Tây, Bắc Kỳ
Người bán mía dạo
Chúng ta vẫn phải ngưỡng mộ sự khéo léo của người bản địa. Đây là hình ảnh người dân Bắc Kỳ ép hạt thầu dầu để trích xuất dầu

Đánh bắt cá nước ngọt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn uống. Việc đánh bắt này được thực hiện bởi các gia đình nông dân, đặc biệt là từ cuối tháng 12 đến tháng 3, và thu về một số lượng cá khổng lồ trong không gian ngày càng hạn hẹp của các con sông và ao hồ.

Cá được phơi khô, ướp muối hoặc hun khói, để khi được bảo quản thì nó có thể cung cấp lượng protein dự trữ trong nhiều tháng.

Đánh bắt cá bằng nơm tre ở Đồ Sơn
Người bán cá ở Sài Gòn
Ngư dân, Bắc Kỳ
Khai thác gỗ ở Nam Kỳ

Sông cũng là kênh vận chuyển gỗ quý.

Các thân gỗ lớn được cột vào lưng trâu để chuyển từ rừng đến bờ sông.

Bè gỗ trên cửa sông Cấm, Bắc Kỳ
Chất gỗ lên thuyền, Hải Phòng

Tại đây, gỗ được chất lên những chiếc thuyền thường xuyên nổi trên mặt nước, sau đó được chở đến thành phố – nơi chúng được cắt xẻ. Mỗi loại gỗ lại hướng đến một nơi khai thác khác nhau.

Vận chuyển gỗ
Thợ mộc và thợ cưa, Hà Nội

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng (Bài đã đăng trên Tạp chí Phương Đông số 7 – 2020)

Blog tư liệu Tags:bưu ảnh, bưu thiếp, chế độ thực dân, Đông Dương, Pháp, thuộc địa

Post navigation

Previous Post: Phản không tưởng trong xứ không tưởng: Chủ nghĩa khoái lạ và sự suy đồi ở Đông Dương giai đoạn 1890-1940 (Phần 2)
Next Post: Cuộc sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua bưu ảnh (Kỳ 2)

More Related Articles

Giới thiệu sách: Vietnamese colonial republican: The political vision of Vu Trong Phung Blog tư liệu
Hội Lim năm 1942 qua góc nhìn của người Pháp Blog tư liệu
Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
Đông Dương thuộc Pháp cuối thế kỉ 19 Blog tư liệu
Phụ nữ Tây Phương nhìn phụ nữ Việt Nam 100 năm trước (Kỳ 2) Blog tư liệu
Thăm quan Bảo tàng Maurice Long – Một công trình lộng lẫy của Hà Nội xưa Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient

Bài mới

  • Chiến thuyền của vùng Viễn Đông từ năm 202 TCN đến năm 1419
  • Sự sụp đổ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu qua hồi ký Trần Văn Đôn
  • Người Hoa ở miền Nam Việt Nam trước khi Pháp xâm lược [1]
  • Chiến thuật phục kích, tấn công của du kích Nam Bộ qua phân tích của Cố vấn quân sự Mỹ tại Sài Gòn
  • Tài liệu giải mật: Các cuộc họp bên lề Hội nghị Geneva 1954

Lưu trữ

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh Châu Á CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế hậu thực dân Hồ Chí Minh Hà Nội Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến phản chiến phụ nữ Pháp Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 thư viện tuyển dụng Tết Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.