Nguồn: Herring, G.C., 1986. America’s longest war: the United States and Vietnam, 1950-1975. New York: McGraw-Hill. 283-302.
Khái quát chung
Cuốn sách đưa ra chỉ dẫn tốt nhất cho kho tàng tư liệu đồ sộ về Việt Nam là cuốn Các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Campuchia, và Lào, 1945-1982 (The Wars in Vietnam, Cambodia, and Laos, 1945-1982) (Santa Barbara, Calif., 1983) của Richard Dean Burns và Milton Leitenberg. Cuốn sách này có một danh sách tài liệu tham khảo toàn diện gồm 6,000 mục, một công trình đặc biệt có giá trị nhờ danh sách bao quát cả các bài viết trên tạp chí xuất bản định kỳ. Đối với bản thảo và tài liệu lưu trữ có sẵn cho đến tháng tám năm 1984, xem “Nguồn tư liệu để hiểu cuộc xung đột Việt Nam” (Sources for Understanding the Vietnam Conflict) đăng trên Tin thư của Hiệp hội các nhà nghiên cứu lịch sử quan hệ đối ngoại Mỹ (Society of Historians ò American Foreign Relations Newsletter) số 16 (tháng ba năm 1985) trang 8-30 do George C. Herring biên tập. Một sơ khảo xuất sắc về nghiên cứu cuộc chiến tranh là Nghiên cứu kinh nghiệm Việt Nam (Researching the Vietnam Experience) (Washington, D. C., 1984) của Ronald H. Spector.
Có rất nhiều tuyển tập tài liệu có giá trị. Mỹ tại Việt Nam: Lịch sử qua tư liệu (America in Vietnam: A Documentary History) (New York, 1984) của William Appleman Williams và cộng sự là một tuyển tập tóm tắt tốt. Việt Nam: Tư liệu cuối cùng về các quyết định của con người (Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions) (2 tập.; Stanfordville, N. Y., 1979) do Gareth Porter biên soạn là cuốn sách không đầy đủ, nhưng bao gồm cả tư liệu từ phía Việt Nam và Mỹ.
Nguồn tư liệu cơ bản lấy từ Hồ sơ Lầu Năm Góc, một nghiên cứu được tiến hành bởi Bộ Quốc phòng dưới sự chỉ đạo của Robert S. McNamara, sau đó bị rò rỉ cho báo chí bởi Daniel Ellsberg và cuối cùng được xuất bản với nhiều phiên bản. Tác phẩm tốt nhất giới thiệu về nghiên cứu này là của Neil Sheehan và cộng sự, Hồ sơ Lầu Năm Góc do Thời báo New York xuất bản (The Pentagon Papers as Published by the New York Times) (New York, 1971), trong đó có những tóm tắt dễ đọc và nhìn chung đáng tin cậy các phân tích gốc của Bộ Quốc phòng cũng như nhiều tài liệu quan trọng nhất. Hồ sơ Lầu Năm Góc (Ấn bản của Thượng nghị sĩ Gravel) (The Pentagon Papers (The Senator Gravel Edition)) (4 tập; Boston, 1971) của Quốc hội, Thượng viện, Tiểu ban về Nhà và Đất công là phiên bản được sắp xếp trật tự và hợp lý nhất trong số các phiên bản mở rộng hơn, chứa nhiều bản thảo gốc và một tuyển tập tài liệu đồ sộ. Phần thứ năm trong tuyển tập bao gồm bảng mục và những bài bình luận về Hồ sơ Lầu Năm Góc được viết bởi một số học giả. Một tác phẩm khác của Quốc hội, Hạ viện, và Ủy ban Quân lực Mỹ, Quan hệ Mỹ-Việt Nam, 1945-1967: Một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng (United States-Vietnam Relations, 1945-1967: A Study Prepared by the Department of Defense) (12 cuốn; Washington, D. C., 1971), có tuyển tập tài liệu lớn nhất, nhưng được sắp xếp một cách vụng về, chất lượng in kém và chứa rất nhiều chỗ bị xóa. Cuốn Ngoại giao bí mật thời kỳ chiến tranh Việt Nam: Các tập tư liệu liên quan tới đàm phán trong Hồ sơ Lầu Năm Góc (The Secret Diplomacy of the Vietnam War: The Negotiating Volumes of the Pentagon Papers) (Austin, Tex., 1983) do George C. Herring, biên soạn, là một phiên bản chú giải của tập hợp bài báo trước đây chưa được công bố, nhắc tới các sang kiến hòa bình.
Mặc dù vô cùng có giá trị, song Hồ sơ Lầu Năm Góc vẫn cần được sử dụng một cách thận trọng. Những bài viết có chất lượng không đồng đều và phản ánh sự thiếu khách quan của các cố vấn dân sự cho McNamara. Hồ sơ chủ yếu dựa vào những ghi chép của Bộ Quốc phòng và thường không đề cập đầy đủ vai trò của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao. Các tài liệu nhấn mạnh những vấn đề quân sự và chỉ dành chút quan tâm đến những điểm quan trọng như hoạt động của chương trình viện trợ và can thiệp của Mỹ vào chính trị Nam Việt Nam. “Hồ sơ Lầu Năm Góc: Đánh giá phản biện” (The Pentagon Papers: A Critical Evaluation) của George McT. Kahin, đăng trên Tạp chí khoa học chính trị Mỹ, LXIX (tháng Sáu năm 1975), 675-684, đã viết chi tiết về giá trị và những thiếu sót của các phiên bản khác nhau với tư cách là nguồn tư liệu lịch sử.
Tuyển tập những văn bản chính thức hữu dụng bao gồm cả tư liệu từ Bộ ngoại giao, Quan hệ ngoại giao của Mỹ (Foreign Relations of the United States) mới chỉ có đến năm 1957, mặc dù những phần về quan hệ với Việt Nam sẽ được công bố trước những phần khác trong tuyển tập chung. Hồ sơ công khai của Tổng thống Mỹ (Public Papers of the Presidents of the United States) là sách xuất bản thường niên, trong đó có những bài phát biểu và các cuộc họp báo lớn.
Có rất nhiều nghiên cứu có giá trị về Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh ba mươi năm. Cuộc chiến không hồi kết (The Endless War) (New York, 1982) viết bởi James Pinckney Harrison là một công trình uyên thâm và dễ đọc nhưng lại có xu hướng ít chỉ trích cộng sản. Cân bằng hơn trong cách diễn giải và dựa nhiều vào các nguồn tư liệu từ Việt Nam là nghiên cứu xuất sắc của William Duiker, trong tác phẩm Con đường tới quyền lực của Cộng sản ở Việt Nam (The Communist Road to Power in Vietnam) (Boulder, Colo., 1981). Ngoài ra còn có thể kể tới cuốn sách vắn tắt có tên Việt Nam: Quốc gia cách mạng (Vietnam: Nation in Revolution) (Boulder, Colo., 1983) của Duiker, và Việt Nam: Con đường cách mạng (Vietnam: The Revolutionary Path) (New York, 1981) của Thomas L. Hodgkin. Một số các tác phẩm cũ vẫn còn hữu dụng là Cuộc giải phóng Đông Dương thuộc Pháp (The Emancipation of French Indochina) (New York, 1961) của Donald Lancaster; Hai nước Việt Nam: Phân tích khía cạnh chính trị và quân sự (The Two Vietnams: A Political and Military Analysis) (New York, 1967) và Những suy ngẫm cuối cùng về một cuộc chiến (Last Reflections on a War) (New York, 1967) của Bernard Fall, đây là hai nghiên cứu vô giá của học giả danh tiếng người Pháp đã bị giết trong khi đưa tin chiến sự ở Việt Nam; và nhiều tác phẩm của Joseph Buttinger như: Chú rồng nhỏ: Lịch sử chính trị Việt Nam (A Smaller Dragon: A Political History of Vietnam) (New York, 1958), Việt Nam: Một con rồng trong lâm trận (Vietnam: A Dragon Embattled) (2 tập.; New York, 1967), và nghiên cứu Một chú rồng bất kham: Lịch sử tóm lược Việt Nam (A Dragon Defiant: A Short History of Vietnam) (New York, 1972) .
Các tài liệu về can thiệp của Mỹ ở Việt Nam vốn đã rất đồ sộ và sự tăng trưởng của tài liệu không có dấu hiệu chững lại. Ở một đẳng cấp riêng là cuốn sách Việt Nam: Một lịch sử (Vietnam: A History) (New York, 1983) của Stanley Karnow, một tổng thuật cân đối và dễ đọc dựa trên kinh nghiệm vô cùng giàu có của tác giả với cương vị một nhà báo ở Đông Nam Á cũng như dựa trên việc nghiên cứu kỹ các nguồn tư liệu. Michael Maclear với cuốn Việt Nam cuộc chiến mười nghìn ngày: 1945 – 1974 (The Ten Thousand Day War Vietnam: 1945 – 1974) (New York, 1981) cũng đáng giá. Các nghiên cứu cũ bởi Alexander Kendrick, Vết thương trong lòng: Nước Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam (The Wound Within: America in the Vietnam Years), 1945-1974 (Boston, 1974), và bởi Chester A. Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại: Mỹ tại Việt Nam (The Lost Crusade: America in Vietnam) (New York, 1970), vẫn còn hữu ích, đặc biệt là nghiên cứu thứ hai bởi nó chứa nhiều thông tin chi tiết từ những trải nghiệm của tác giả khi còn là một quan chức cấp cao trong chính quyền Kennedy và Johnson.
Chiến tranh khởi đầu cho một cuộc tranh luận mãnh liệt và thường khá cay đắng. Cuộc tranh luận này nhanh chóng mở rộng từ Việt Nam sang một đề tài khó cạn kiệt là chính sách đối ngoại của Mỹ. Một lập trường cấp tiến được trình bày trong tác phẩm của Gabriel Kolko, Nguồn gốc chính sách đối ngoại của Mỹ (The Roots of American Foreign Policy) (Boston, 1969). Cuốn Cội nguồn chiến tranh: Các nhân vật và thể chế đứng sau chính sách đối ngoại Mỹ (Roots of War: The Men and Institutions Behind U.S. Foreign Policy) (New York, 1972) của Richard J. Barnet, ít chú trọng đến yếu tố kinh tế nhưng lại buộc tội các “nhà quản lý an ninh quốc gia” đã định nghĩa lợi ích quốc gia một cách rộng rãi, đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến tàn khốc. Những lời chỉ trích theo chủ nghĩa tự do đầu tiên của tác giả Arthur M. Schlesinger, Jr., Di sản cay đắng: Việt Nam và nền Dân chủ Mỹ (The Bitter Heritage: Vietnam and American Democracy) (Boston, 1966), cho rằng các cố vấn quá lạc quan đã lừa được Tổng thống miễn cưỡng bước từng bước vào đầm lầy ở Việt Nam. Daniel Ellsberg với tác phẩm Hồ sơ chiến tranh (Papers on the War) (New York, 1972), Leslie H. Gelb và Richard K. Betts với Sự mỉa mai ở Việt Nam: Hệ thống đã hữu hiệu (The Irony of Vietnam: The System Worked) (Washington, D. C., 1978), đã bác bỏ một cách đầy thuyết phục luận điểm về đầm lầy. Hai tác giả cho rằng các Tổng thống từ Truman đến Johnson đều nhận thức được những cạm bẫy trong hành động can thiệp, nhưng bị ép buộc bởi tình trạng cấp bách của tình hình chính trị trong nước phải duy trì tình thế bế tắc đẫm máu ở Việt Nam. Bernard Brodie trong cuốn Chiến tranh và chính trị (War and Politics) (New York, 1973), đã đưa ra những phê bình sâu sắc đối với lập luận của các bên, đồng thời đây là một đánh giá tổng thể thú vị về chiến lược và chính sách của Mỹ. George McT. Kahin và John W. Lewis, với tác phẩm Mỹ tại Việt Nam (The United States in Vietnam) (New York, 1969), một nghiên cứu “bồ câu” về thời kỳ đầu của hai chuyên gia về lịch sử Đông Nam Á, đặc biệt có giá trị bởi các phân tích về Việt Nam. Tác giả Frances FitzGerald, trong cuốn Lửa trong hồ: Người Việt và người Mỹ ở Việt Nam (Fire in the Lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam) (Boston, 1972), lãng mạn hóa cộng sản Việt Nam nhưng đặt trọng tâm chính xác vào sự cách biệt văn hóa giữa người Mỹ và toàn bộ người Việt Nam. Người giỏi nhất và thông minh nhất (The Best and the Brightest) (New York, 1972) của David Halberstam là một tác phẩm đồ sộ, lan man, không dựa trên tư liệu, đôi khi khó hiểu, thường kém sâu sắc, có lẽ đã tái dựng lại được tốt hơn mọi tác phẩm khác phương thức tư duy của các nhà hoạch định chính sách và môi trường tri thức đã xây dựng nên chính sách của Mỹ. Bài viết của James Thomson, “Làm thế nào Việt Nam lại xảy ra? Một mổ xẻ” (How Could Vietnam Happen? An Autopsy) đăng trên Tập san Atlantic hàng tháng, số 221 (tháng tư năm 1968), trang 47-53, là một phân tích hấp dẫn của một người trong cuộc về các yếu tố quan liêu đã dẫn đến việc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Paul Kattenburg với Nỗi ám ảnh Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ (The Vietnam Trauma in American Foreign Policy), 1945-1975 (New Brunswick, N. J., 1980), là một nghiên cứu học thuật được viết ra bởi một người thấu hiểu từng tham gia hoạch định chính sách. Michael Charlton và Anthony Moncrief, trong cuốn Nhiều lý do (Many Reasons Why) (New York, 1978), bao gồm một số cuộc phỏng vấn khai sáng với các nhà hoạch định chính sách chủ chốt.
Đến cuối những năm 1970, lời giải thích về chiến tranh của phe bồ câu đã bị những người bảo thủ theo “chủ nghĩa xét lại” chỉ trích dữ dội. Guenter Lewy với Nước Mỹ ở Việt Nam (America in Vietnam) (New York, 1978), chỉ trích quân đội vì chiến lược sai lầm và phản tác dụng, nhưng lại lập luận rằng chiến tranh cần được phát động và chiến thắng để bảo vệ Mỹ trước những lời cáo buộc gây tội ác chiến tranh. Norman Podhoretz với Tại sao chúng ta ở Việt Nam (Why We Were in Vietnam) (New York, 1982), kết luận rằng cuộc chiến là không thể thắng được, nhưng lại lập luận rằng cả cuộc chiến tranh lẫn những nỗ lực bỏ ra đều xứng đáng.
Một điều tra hữu ích các bài viết về Việt Nam vào đầu những năm 1980 là của Fox Butterfield, “Nghiên cứu mới về Việt Nam” (The New Vietnam Scholarship, đăng trên tạp chí New York Times (ngày 13 tháng hai, 1983), trang 26-32 và 45-60. Tuyển tập tư liệu hữu ích về chuyên đề phản ánh xu hướng gần đây trong kho tàng tư liệu nghiên cứu là tác phẩm của Peter Braestrup, biên soạn, Việt Nam vai trò lịch sử: Mười năm sau Hiệp định Hòa bình ở Paris (Vietnam as History: Ten Years After the Paris Peace Accords) (Washington, D. C., 1984). Tuyển tập tập trung vào những câu hỏi công cụ, đó là tại sao Mỹ lại thất bại, và Suy nghĩ lại về Việt Nam (Vietnam Reconsidered) (New York, 1981) do Harrison Salisbury biên tập, có giọng điệu nghiêng về phe bồ câu nhiều hơn và chú tâm hơn đến tính khôn ngoan, đạo đức và hậu quả của việc Mỹ can thiệp. Một nghiên cứu gần đây đưa ra một số giải thích mới và đặc biệt hay về chính sách và chiến lược của Việt Nam là Cuộc chiến mà các bên đều thua – và đều thắng (The War Everyone Lost–and Won) (Baton Rouge, La., 1984) của Timothy J. Lomperis.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, 1945-1954
Về nguồn gốc của cách mạng Việt Nam, không có gì tốt hơn là bắt đầu bằng tác phẩm của Jean Lacouture, Hồ Chí Minh: Tiểu sử chính trị (Ho Chi Minh: A Political Biography) (New York, 1968), một tổng thuật rất dễ đọc và có thiện cảm, trong đó nhấn mạnh chủ nghĩa dân tộc và tính cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Cuốn Hồ Chí Minh với cách mạng: Các bài viết chọn lọc (Ho Chi Minh on Revolution: Selected Writings), 1920-1966 (New York, 1967) do Bernard B. Fall biên soạn cũng rất hữu ích. J., Việt Nam: Căn nguyên của cách mạng (Vietnam: The Origins of Revolution) (New York, 1971) của John T. McAlister, Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam (The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900-1941) (Ithaca. N. Y., 1976) của William J. Duiker và Tư tưởng chống thực dân của người Việt Nam (Vietnamese Anti-Colonialism) (Berkeley, Calif., 1971) và Xét xử truyền thống Việt Nam (Vietnamese Tradition on Trial) (Berkeley, Calif., 1982) của David Marr là những phân tích học thuật tốt, chỉ phân tích giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh nhưng lại không giải thích được tại sao Việt Minh chiếm ưu thế hơn các nhóm chủ nghĩa dân tộc khác và thực dân Pháp và tại sao Bắc Việt Nam cuối cùng đã thắng thế so với chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Robert F. Turner với tác phẩm Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam: Khởi nguồn và phát triển (Vietnamese Communism: Its Origins and Development) (Stanford, Calif., 1975), cho rằng cộng sản Việt Nam là những kẻ tiếm quyền. Lịch sử của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam (History of Vietnamese Communism) (Stanford, Calif., 1978) của Douglas Pike là một khảo sát tóm tắt có giá trị. Cuốn sách nhấn mạnh vào tính ưu việt của kỹ thuật tổ chức của Cộng sản.
Một bản tổng thuật mẫu mực về chính trị và ngoại giao của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là Cuộc đấu tranh vì Đông Dương, 1945-1955 (The Struggle for Indochina, 1945-1955) (Stanford, Calif., 1966) của Ellen Hammer. Một nghiên cứu được cập nhật hơn, đặc biệt có giá trị bởi bao hàm cả chính trị Pháp là tác phẩm của Ronald E. Irving, Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất: Chính sách của Pháp và Mỹ (The First Indochina War: French and American Policy), 1945-1954 (London, 1975). Con đường không có niềm vui (Street Without Joy) (New York, 1972) của Bernard B. Fall miêu tả một cách hùng tráng các hoạt động quân sự và những trở ngại mà Pháp gặp phải. Những nghiên cứu hữu ích về các hoạt động quân sự bao gồm tác phẩm của Lucien Bodard, Cuộc chiến sa lầy: Mở màn cho Việt Nam (The Quicksand War: Prelude to Vietnam) (Boston, 1967) và Chiến tranh Đông Dương (The Indochina War), 1938 – 1954; Nghiên cứu chiến tranh du kích (A Study in Guerrilla Warfare) (London, 1964) của Edgar O ‘Ballance. Cuốn Việt Nam và Trung Quốc (Vietnam and China), 1938 – 1954 (Princeton, N. J., 1969) của King C. Chen, một nghiên cứu học thuật dựa trên các nguồn tư liệu từ Việt Nam và Trung Quốc, là tư liệu về ảnh hưởng của Trung Quốc đến tư tưởng của cách mạng Việt Nam và các đóng góp quân sự quan trọng trong các giai đoạn sau của cuộc chiến tranh với Pháp.
Tầm quan trọng của Việt Nam đối với chính phủ Mỹ trong thời điểm sau cùng và việc giải mật các tài liệu của Mỹ tồn tại trong khoảng thời gian cho tới năm 1950 đã khuấy lên sự quan tâm của các học giả về nguyên gốc của can dự của Mỹ. Dường như do âm mưu thiết lập chế độ ủy trị với Việt Nam nhìn lại có thể là một phương án thay thế 30 năm chiến tranh, nên những chính sách của Franklin Roosevelt đã trở thành chủ đề nghiên cứu sâu rộng. Mặc dù có khác biệt trong việc đặt trọng tâm nghiên cứu, “Franklin D. Roosevelt và Đông Dương” (Franklin D. Roosevelt and Indochina) của Gary R. Hess, trên Tạp chí Lịch sử Mỹ, LIX (tháng chín – 1972), trang 353-368, “Roosevelt, Churchill và Đông Dương (Roosevelt, Churchill and Indochina), 1942 – 1945” của Walter LaFeber trên Tạp chí lịch sử Mỹ, 80 (tháng Mười Hai năm 1975) , trang 1277-1295, “Đông Dương và quan hệ Anh-Mỹ (Indochina and Anglo – American Relations), 1942 – 1945” Christopher Thome, trên Tạp chí Lịch sử Thái Bình Dương, XLV (tháng Hai – 1976), trang 73-96, Một kiểu đồng minh: Mỹ, Anh và cuộc chiến chống Nhật Bản (Allies of a Kind: The United States, Britain, and the War against Japan), 1941 – 1945 của Christopher Thome (New York, 1978) và Chủ nghĩa đế quốc bị dồn vào chân tường: Mỹ và quá trình phi thực dân hóa Đế quốc Anh (Imperialism at Bay: The United States and the Decolonization of the Bristish Empire) (New York, 1978) của William Roger Louis, tất cả đều chỉ ra rõ ràng âm mưu của Roosevelt là biểu hiện của thành kiến và ý đồ cá nhân hơn là một chính sách được đưa ra sau khi đã được suy xét kỹ lưỡng. Tác phẩm “Chính quyền Truman và sự khôi phục chủ quyền của Pháp tại Đông Dương (The Truman Administration and the Restoration of French Sovereignty in Indochina)” của George C. Herring trên Tạp chí Lịch sử Ngoại giao, I (Mùa xuân 1977), trang 97-117, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối hiểm họa Liên Xô với Châu Âu trong việc định hướng lại chính sách Đông Dương hồi năm 1945. “Chính sách của Mỹ và khởi nguồn của chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh (United States Policy and the Origins of the French – Vietminh War), 1945 – 1946” của Gary R. Hess, đăng trên Tạp chí nghiên cứu Peace and Change, III (Mùa hè-mùa thu năm 1975), trang 21-33, cũng nhấn mạnh yếu tố Châu Âu trong việc định hình phản ứng của Mỹ với sự khởi đầu của chiến tranh Đông Dương. Nhiệm vụ ban đầu của Cơ quan Chiến lược ở Đông Dương được kể lại trong Cố vấn và chi viện: Những năm đầu (Advice and Support: The Early Years) (Washington, D. C., 1983) của học giả Ronald H. Spector và trong cuốn Tại sao lại là Việt Nam? Mở màn cho lời nguyền của nước Mỹ (Why Vietnam? Prelude to America’s Albatross) (Berkeley, California, 1981) của Archimedes L. Patti, người trong cuộc.
Việc định hướng lại Chính sách Viễn Đông của Mỹ trong giai đoạn 1949-1950, trong đó cam kết của Pháp hiện diện ở Đông Dương chỉ là một phần, gần đây đã được nghiên cứu học thuật sâu rộng. Nghiên cứu toàn diện nhất là của Robert M. Blum, trong tác phẩm Vạch ra giới hạn: Nguồn gốc của chính sách ngăn chặn của Mỹ tại Đông Á (Drawing the Line: The Origin of the American Containment Policy in East Asia) (New York, 1982). Dorothy Borg và Waldo Heinrichs với Những năm bất định: Quan hệ Mỹ-Trung (Uncertain Years: Chinese-American Relations), 1947 – 1950 (New York, 1980), mặc dù không đề cập cụ thể tới Đông Dương, song cũng làm rõ vấn đề chính sách bao quát hơn. “Củng cố vùng lưỡi liềm rộng lớn: Việc chiếm đóng Nhật Bản và nguồn gốc của chính sách ngăn chặn ở Đông Nam Á” (Securing the Great Crescent: Occupied Japan and the Origins of Containment in Southeast Asia) của Michael Schaller đăng trên Tạp chí học thuật về lịch sử Mỹ, 69 (tháng Chín năm 1982), trang 392-414, “Tuyến đường tam giác đến Việt Nam: Mỹ, Anh Quốc và Đông Nam Á, 1950” (The Triangle Route to Vietnam: The United States, Great Britain, and Southeast Asia, 1950) của Andrew Rotter, đăng trên Tạp chí Lịch sử quốc tế, VI (tháng Tám – 1984), trang 404-423 và Liên minh Thái Bình Dương: Chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ và việc khôi phục giao thương với Nhật Bản (The Pacific Alliance: United States Foreign Economic Policy and Japanese Trade Recovery), 1947 – 1955 (Madison, Wis., 1984) của William Borden được đặt trong khuôn khổ rộng hơn của những lợi ích kinh tế chính trị của Mỹ và Châu Âu ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Quan hệ đối tác Pháp – Mỹ ở Đông Dương trong những năm Truman nắm quyền vẫn chưa được các học giả nghiên cứu. Song chúng ta có thể có được những cái nhìn thấu đáo về tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải đối mặt, trong cuốn Có mặt ở thời điểm khai sinh (Present at the Creation) (New York, 1969) của Dean Acheson, Dean Acheson (New York, 1970) của Gaddis Smith, Dean Acheson: Những năm làm việc trong Bộ Ngoại giao (Dean Acheson: The State Department Years) (New York, 1976) của David McLellan, Từ Trân Châu Cảng tới Việt Nam: Hồi ký Đô đốc Arthur W. Radford (From Pearl Harbor to Vietnam: The Memoirs of Admiral Arthur W. Radford) (Stanford, Calif., 1980) do Stephen Jurika, Jr., biên soạn, “Việt Nam năm 1950” của John Melby đăng trên Tạp chí Lịch sử Ngoại giao, VI (Mùa đông 1982), trang 97-109 và đặc biệt là Cuộc cách mạng thất bại: Mỹ tại Việt Nam (The Lost Revolution: The U.S. in Vietnam), 1946-1966 của Robert Shaplen. Tâm trạng những năm này được mô tả tốt nhất trong cuốn tiểu thuyết Người Mỹ thầm lặng (Quiet American) của Graham Greene (London, 1955).
Phân tích cập nhật mới nhất về ngoại giao Mỹ trong thời kỳ khủng hoảng Điện Biên Phủ là của George C. Herring và Richard H. Immerman trong cuốn Eisenhower, Dulles và Điện Biên Phủ: Nghĩ lại về “Ngày chúng ta không tham chiến” (Eisenhower, Dulles and Dienbienphu: The ‘Day We Didn’t Go to War’ Revisited), đăng trên Tạp chí Lịch sử Mỹ, 72 (tháng chín – 1985), trang 343-363. Một tác phẩm cũ hơn của Melvin Gurtov là Cuộc khủng hoảng đầu tiên ở Việt Nam: Chiến lược của cộng sản Trung Quốc và sự can thiệp của Mỹ (The First Vietnam Crisis: Chinese Communist Strategy and United States Involvement), 1953 – 1954 (New York, 1967), vẫn có giá trị. Phản ứng của người Pháp với cuộc khủng hoảng có thể tìm thấy lại trong Hồi ức: Đông Dương trong cơn biến động (Mémoires: l’Indochine dans la Tourmente) (Paris, 1964) của Paul Ely, và tác phẩm của Henri Navarre, Đông Dương Hấp Hối, 1953-1954 (Agonie de l’Indochine, 1953-1954) (Paris, 1956). Bernard B. Fall với Địa ngục ở một nơi rất hẹp (Hell in a Very Small Place) (Philadelphia, 1966), và Jules Roy với Những trận đánh ở Điện Biên Phủ (The Battles of Dienbienphu) (New York, 1965), miêu tả đặc sắc về trận chiến hùng tráng, và “Điện Biên Phủ” của Stewart Menaul trong cuốn Các trận đánh mang tính quyết định của thế kỷ 20 (Decisive Battles of the Twentieth Century) (London, 1976) do Noble Frankland và Christopher Dowling, biên soạn, trang 305-318, là một nghiên cứu tóm tắt khá tốt. Góc nhìn của Việt Nam có thể được tìm thấy trong tác phẩm của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ (Hà Nội, 1962). Geneva 1954: Hòa giải Chiến tranh Đông Dương (Geneva 1954: The Settlement of the Indochinese War) (Princeton, N. J., 1969) của Robert F. Randle là một tác phẩm mẫu mực về một hội nghị đã kết thúc một cuộc chiến tranh và đặt nền tảng cho một cuộc chiến khác, mặc dù nó cần được bổ sung bằng tác phẩm của Francois Joyaux, Trung Quốc và việc hòa giải xung đột đầu tiên ở Đông Dương (La Chine et le règlement du premier conflict d’Indochine) (Geneve 1954) (Paris, 1979), một nghiên cứu quan trọng đã có thêm những phát hiện mới và trọng yếu từ các tài liệu lưu trữ của Pháp và cả bản cập nhật về tiểu sử của một nhân vật chủ chốt là Anthony Eden (London, 1981) của David Carlton.
Thời kỳ Ngô Đình Diệm, 1954-1963
Ralph B. Smith, với Cách mạng chống ngăn chặn (Revolution Versus Containment) (New York, 1983) tìm cách đặt Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai theo quan điểm quốc tế. Nghiên cứu tổng thể tốt nhất về Nam Việt Nam trong thời gian chính quyền Ngô Đình Diệm là của Robert Scigliano, Nam Việt Nam: Quốc gia dưới áp lực (South Vietnam: Nation Under Stress) (Boston, 1964), là một phân tích toàn diện, kết thúc vào năm 1962. Cuốn sách được viết bởi một nhà khoa học chính trị, người đã làm việc với các nhóm tư vấn trường đại học bang Michigan. Viện trợ kỹ thuật ở Việt Nam: Kinh nghiệm của Bang Michigan (Technical Assistance in Vietnam: The Michigan State Experience) (New York, 1965) của Scigliano và Fox là một nghiên cứu có giá trị về một khía cạnh quan trọng của chương trình viện trợ kinh tế. Lịch sử chính thức dựa trên nghiên cứu trong các tài liệu quân sự lưu trữ là vô cùng có giá trị với việc đưa lại thông tin về chương trình viện trợ quân sự. Spector với cuốn Cố vấn và chi viện (Advice and Support) nêu lại chính vai trò của binh chủng lục quân, trong khi Robert H. Whitlow với tác phẩm Thủy quân lục chiến Mỹ ở Việt Nam: Thời kỳ cố vấn và hỗ trợ tham chiến (U.S. Marines in Vietnam: The Advisory and Combat Assistance Era), 1954 – 1964 (Washington, D. C., 1976) cùng với Edwin Hooper và cộng sự trong Hải quân Mỹ và xung đột tại Việt Nam: Bố trí dàn trận cho tới năm 1959 (The United States Navy and the Vietnam Conflict: The Setting of the Stage to 1959) (Washington, D. C., 1976) đã đề cập tới các binh chủng khác. Việt Nam giữa hai hiệp định ngừng bắn (Vietnam Between Two Truces) (New York, 1966) của Jean Lacouture vẫn khá hữu ích, cũng như hai cuốn tiểu sử về Tổng thống Ngô Đình Diệm: Nhà Nho cuối cùng (The Last Confucian) (New York, 1963) của Denis Warner, và Viên quan cuối cùng: Diệm ở Việt Nam (The Last of the Mandarins: Diem of Vietnam) (Pittsburgh, 1965) của Anthony Bouscaren. Edward G. Lansdale với Giữa chiến tranh (In the Midst of Wars) (New York, 1972) đã kể lại vai trò quan trọng của ông trong sự ra đời của miền nam Việt Nam và Joe Tia chớp: Tự truyện (Lightning Joe: An Autobiography) (Baton Rouge, La., 1979) của J. Lawton Collins và Những người đáng kính (Honorable Men) (New York, 1978) của William Colby ghi lại một số hoạt động của CIA trong những năm dựng nước.
Nguyên nhân và sự phát triển của các cuộc nổi dậy ở phía Nam Việt Nam là đề tài cho một kho tàng tác phẩm lớn đầy tranh cãi. Lửa trong hồ (Fire in the Lake) của FitzGerald, và Việt Cộng: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nam Việt Nam (Viet Cong: National Liberation Front of South Vietnam) (phiên bản chỉnh biên; Cambridge, Mass., 1972) của Douglas Pike, đưa ra những diễn giải đầy mâu thuẫn về thành công của mặt trận. Chiến tranh đến Long An: Xung đột cách mạng tại một tỉnh ở Việt Nam (War Comes to Long An: Revolutionary Conflict in a Vietnamese Province) (Berkeley, Calif., 1972) của Jeffrey Race, Làng mạc trong cuộc chiến: Tường thuật về cuộc cách mạng tại Việt Nam (Village at War: An Account of Revolution in Vietnam) (New York, 1980) của James Trullinger và Cuộc chiến nông thôn: Hoạt động cách mạng của cộng sản Việt Nam ở tỉnh Định Tường (The Village War: Vietnamese Communist Revolutionary Activity in Dinh Tuong Province), 1960 – 1964 (Columbia, Mo., 1973) của William Andrews là các nghiên cứu “vi mô” xuất sắc, khám phá nguồn gốc và diễn biến của cuộc chiến tranh ở cấp độ làng và cấp tỉnh. “Ba quyết định của Hà Nội và sự leo thang chiến tranh Việt Nam (Hanoi’s Three Decisions and the Escalation of the Vietnam War)” của King C. Chen, Tạp chí Khoa học Chính trị hàng quý, 90 (mùa hè 1975), trang 239-259 là một đóng góp học thuật quan trọng dựa trên nhiều nguồn Bắc Việt Nam. Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam: Củng cố cách mạng từ cấp làng (Land Reform in China and North Vietnam: Consolidating the Revolution at the Village Level (Chapel Hill, N.C., 1983) của Edwin E. Moise cung cấp thông tin quan trọng và cái nhìn sâu sắc về Bắc Việt Nam ngay sau hiệp định Geneva.
Các hồi ký và tiểu sử cung cấp phương cách tốt nhất để tiếp cận nghiên cứu về chính sách của Mỹ với Việt Nam trong những năm đương quyền của Tổng thống Kennedy. JFK: Nhiệm kỳ Tổng thống của John F. Kennedy (JFK: Presidency of John F. Kennedy) (New York, 1983) của Herbert Parmet với là bản được cập nhật mới và cân bằng nhất giữa rất nhiều bản tiểu sử của Kennedy và bao gồm các thông tin quan trọng về chính sách Việt Nam. Trong rất nhiều hồi ký, tác phẩm của Roger Hilsman, Chuyển dịch một đất nước (To Move a Nation) (New York, 1967) có giá trị nhất đối với Việt Nam nhờ vai trò của tác giả trong chính sách chống nổi dậy và trong vụ lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, Lưỡi kiếm và lưỡi cày (Swords and Ploughshares) (New York, 1972) của Maxwell D. Taylor, cũng kỹ lưỡng và chi tiết. Nhật ký của Đại sứ: Tường thuật cá nhân về thời kỳ Kennedy (Ambassador’s Journal: A Personal Account of the Kennedy Years) (Boston, 1969) của John Kenneth Galbraith, Cơn bão có nhiều mắt (The Storm Has Many Eyes) (New York, 1973) của Henry Cabot Lodge và, Phân tán quyền lực: Tiểu luận về lịch sử gần đây (The Diffusion of Power: An Essay in Recent History) (New York, 1972) của Walt W. Rostow đều rất hữu ích. Hai tác phẩm kinh điển của Arthur M. Schlesinger, Jr., là Một nghìn ngày (A Thousand Days) (Boston, 1965) và Robert Kennedy và thời kỳ của mình (Robert Kennedy and His Times) (Boston, 1978) đưa ra những lời biện hộ nhiệt huyết nhất về các chính sách của Kennedy. Nhiệm vụ trong day dứt: Tường thuật sâu sắc về vai trò của Mỹ tại Việt Nam (Mission in Torment: An Intimate Account of the U.S. Role in Vietnam) (Garden City, N. Y. 1965) của John Mecklin khắc họa một cách sinh động náo động và hỗn loạn tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trong giai đoạn này, trong khi Làm nên tình trạng sa lầy (The Making of a Quagmire) (New York, 1964) của David Halberstam cho thấy sự tức giận và vỡ mộng của các nhà báo bất đồng chính kiến, Nhật ký Việt Nam (Vietnam Diary) (New York, 1963) của Richard Tregaskis với tiết lộ ít người biết tới của một phóng viên mặt trận kỳ cựu cho thấy rất nhiều về thái độ của các cố vấn thời kỳ đầu Mỹ có mặt tại Việt Nam. Bài báo “Các quyết định về chiến tranh Việt Nam năm 1961 của John F. Kennedy (John F. Kennedy’s 1961 Vietnam War Decisions)” của Stephen Pelz trên Tạp chí Nghiên cứu Chiến lược, 4 (tháng mười hai năm 1981), trang 356-385, có giá trị về mặt học thuật. Các bài báo của Geoffrey Warner “Mỹ và sự sụp đổ của Diệm (The United States and the Fall of Diem)”, Phần I: “Cuộc đảo chính không thành (The Coup That Never Was)” trên Tạp chí Các vấn đề quốc tế của Úc, 28 (tháng mười hai năm 1974), trang 245-258, và phần II: “Cái chết của Diệm (The Death of Diem)”, cũng trên Tạp chí các vấn đề quốc tế của Úc, 29 (tháng ba năm 1975), trang 3-17, là những nghiên cứu tốt nhất về chủ đề này tuy chủ yếu dựa trên Hồ sơ Lầu Năm Góc.
(xem tiếp Phần 2)
*** Nhiều cuốn sách được đề cập ở trên có thể được tìm thấy ở Thư viện Nguyễn Văn Hưởng. Tra cứu tại đây.
© Thư viện Nguyễn Văn Hưởng