Skip to content
  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Liên hệ
    • Báo chí
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
    • Đăng ký làm thẻ
    • Đăng ký tài khoản Thư viện số
  • Tài nguyên
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Trưng bày trực tuyến
  • Toggle search form
  • Giới thiệu sách: The Art of Southeast Asia Blog tư liệu
  • Tài liệu giải mật: Các cuộc họp bên lề Hội nghị Geneva 1954 Blog tư liệu
  • Cuộc sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua bưu ảnh (Kỳ 1) Blog tư liệu
  • Cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam: Chiến đấu để rồi bị bỏ mặc Blog tư liệu
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Blog tư liệu
  • Di tích văn hóa của người Chiêm thành ở xứ Bắc Kỳ Blog tư liệu
  • Tháng 8 năm 1945 qua hồi ký của Cố vấn Masayuki Yokoyama Blog tư liệu
  • “Người hiệp nữ” làm nội ứng cho Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến Blog tư liệu
  • Nhà báo đoạt giải Pulitzer kể chuyện cuối tháng 4 năm 1975 Blog tư liệu
  • Nha Trang khởi nghĩa Blog tư liệu
  • Tài liệu giải mật: Tính toán của CIA về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam Blog tư liệu
  • Năm con rắn 1953 Blog tư liệu
  • Tây Đô lịch sử Blog tư liệu
  • Trong cuộc hội kiến với đại biểu các nhật báo ở Hà Nội, ông Vĩnh Thụy đã tuyên bố ý kiến sau khi thoái vị Blog tư liệu
  • Đứng về phía Pol Pot: Hoa Kỳ hỗ trợ Khmer Đỏ Blog tư liệu

Cuộc sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua bưu ảnh (Kỳ 2)

Posted on 06/08/202006/08/2020 By editor No Comments on Cuộc sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua bưu ảnh (Kỳ 2)

Thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa cũng như những cơ sở tư nhân đã phát hành hàng chục nghìn tấm bưu ảnh phản ánh cuộc sống và con người ở Đông Dương, với mục đích thu hút khách du lịch. Qua những tấm bưu thiếp này, những người quảng bá du lịch muốn kể với người xem về một miền đất kỳ thú, vừa lạ vừa quen, vừa là nơi nghỉ dưỡng, vừa là nơi khám phá. Dưới đây là một số tấm bưu ảnh về Việt Nam được in lại trong cuốn sách L’Indochine en Cartes Postales của tác giả Jean Noury với bản dịch nguyên văn phần lời bình của tác giả và chú thích in trên bưu thiếp.

***

Kỳ 2: Những cư dân Đông Dương

Cư dân đồng bằng

Người An Nam chiếm số đông ở khu vực đồng bằng. Cộng đồng này hình thành ở Bắc Kỳ từ những yếu tố của cả người bản địa và người Hoa, sau đó di cư về phía Nam và pha trộn với người Campuchia, người Chăm, và người Indonesia. Các hoạt động thiết yếu của họ là trồng trọt và đánh cá.

Người Campuchia (hay còn gọi là người Khơ-me) đứng vị trí thứ hai về tầm quan trọng trong số các tộc người. Họ sinh sống tại các đồng bằng Campuchia thuộc hạ lưu sông Mêkong và khu vực Khône, đặc biệt là xung quanh hồ Tonlé-Sap.

Giống như người An Nam, người Campuchia trước hết là những nông dân, nhưng họ đồng thời chăn nuôi và khai thác gỗ.

Người Chăm gần với người Campuchia vì nền văn minh của họ cũng đến từ Ấn Độ. Tuy nhiên, cộng đồng người Chăm không đông đảo và họ sống rải rác ở phía Nam An Nam.

Một người nông dân ở Thủ Dầu Một, Nam Kỳ
Một người phụ nữ Mỹ Tho, Nam Kỳ

Cả đàn ông và phụ nữ đều mặc áo dài xẻ ở hai bên hông. Tay áo hẹp, dài đến cổ tay.

Họ mặc quần ống rộng với một chiếc thắt lưng bằng khăn lụa màu.

Chất lượng vải may áo dài và quần phụ thuộc vào tầng lớp xã hội, thường những trang phục này may bằng lụa đen, tím, trắng hoặc vàng.

Giày xăng-đan chỉ dành cho tầng lớp quý tộc… Phần lớn mọi người đi chân đất.

Mái tóc đen được búi phía sau đầu: nữ giới dùng kẹp để cố định tóc (một số kẹp tóc được làm bằng vàng); còn nam giới thì dùng khăn xếp.

Phụ nữ có điều kiện thì thích đeo vòng tay và dây chuyền vàng; còn nếu thật sự giàu có thì cổ và ngón tay họ sẽ lấp lánh đầy kim cương.

Một người hầu của nhà vua trong thời gian ở Hà Nội, Bắc Kỳ
Phụ nữ Sài Gòn, Nam Kỳ

Cư dân miền núi

Người Thái, Mán, Mông, Thổ, Lô Lô và Mường là những tộc người chính sống rải rác trên các ngọn núi ở nửa phía Bắc của Đông Dương.

Họ sống trong nhà sàn, trồng ngô và thuốc phiện, và nuôi lợn.

Người Mông chiếm số lượng đông nhất. Sống tách biệt ở vùng núi của Lào, họ gia công kim loại và dệt vải theo nhu cầu của cộng đồng dân làng.

Những phụ nữ người Mông (Hủa Phăn, Lào)
Dệt váy ở vùng thượng nguồn sông Mê Kông (Lào)

gười Thượng sinh sống với số lượng lớn ở khu vực miền núi phía Nam An Nam và là những cư dân lâu đời nhất của Đông Dương. Họ đã ở đây từ lâu trước khi các làn sóng nhập cư lớn đến từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Tây Tạng. Những người đàn ông, thợ săn lành nghề… này nổi tiếng là khá nguyên thủy. Họ tin vào sự tồn tại của nhiều linh hồn khác nhau và chịu ảnh hưởng của các pháp sư.

Trang phục họ mặc chỉ là một cái khố đơn giản, gọi là langouti.

Chiến binh người Thượng, Nam Kỳ
Các tướng người Thượng của bộ tộc Cho-Ma (thung lũng Đồng Nai Thượng), Nam Kỳ

Người Hoa

Người Hoa đã xuất hiện ở Đông Dương từ rất lâu về trước, đầu tiên là ở Bắc Kỳ – láng giềng và chư hầu của Trung Hoa trong một khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, trước khi người Pháp đến, cuộc sống của những người Hoa sống tại phía Bắc bán đảo này cũng không tốt đẹp hơn.

Các vị hoàng đế của Bắc Kỳ và An Nam hầu như không hề hỗ trợ họ… Vì thế, một số lượng lớn người Hoa đã đến định cư ở Campuchia và đặc biệt là Nam Kỳ. Tại Nam Kỳ, họ lập ra khu Chợ Lớn vào thế kỷ XVIII. Quá trình nhập cư này tiếp tục diễn ra vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Liên minh giữa người Hoa và người bản địa khiến việc thống kê số liệu trở nên khó khăn.

Phụ nữ người Hoa ở vùng Moncay
Một phái đoàn Trung Hoa xuống thuyền, Sài Gòn
Pháp sư và hai tướng người Thượng, Nam Kỳ
Người Hoa vùng Quảng Tây ở Đồng Đăng, Bắc Kỳ

Người Hoa biết nhiều mánh khóe trong kinh doanh nên thường làm thương nhân và cho vay nặng lãi.

Với đôi bàn tay khéo léo, họ cũng là những thợ thủ công lành nghề. Họ có mặt ở khắp nơi trên đường phố Chợ Lớn: đóng gạch, làm than, đóng giày, mở quán ăn, bán thịt…

Thương nhân người Hoa ở đường Catinat, Sài Gòn
Một con phố ở Chợ Lớn
Thợ đóng giày người Hoa

Món súp của người bán hàng này chắc chắn là rất ngon… Súp có lẽ được làm từ gạo và từ mì, có thể ăn cùng thịt lợn, thịt vịt hoặc thịt gà.

Người bán súp kiểu Trung Hoa

Khi một người Hoa qua đời, tâm hồn của người đó sẽ chia làm ba phần… Mỗi phần sẽ do một linh hồn trú ngụ. Phần thứ nhất lang thang xung quanh mộ, phần thứ hai bay lên trời, còn phần thứ ba thì quay về ám gia đình của người quá cố. Nhưng vì linh hồn này rất hám tiền, nên trên đường đi xung quanh nghĩa trang, gia đình chỉ cần rải tiền phía sau để linh hồn vì mải mê nhặt tiền mà không bám theo họ về nữa.

Một đám tang của người Hoa ở Hải Phòng

Có vài nghìn người Hindu sống ở phía Nam Đông Dương. Họ buôn bán vải vóc và đồ trang sức. Nhiều người cung cấp dịch vụ ngân hàng và đổi tiền có uy tín.

Điểm đổi tiền ở Sài Gòn
Các thương nhân người Ấn ở Nam Kỳ

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng (Bài đã đăng trên Tạp chí Phương Đông số 8-2020)

Blog tư liệu Tags:dân tộc, Đông Dương, thuộc địa

Post navigation

Previous Post: Cuộc sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua bưu ảnh (Kỳ 1)
Next Post: Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris – MEP

More Related Articles

Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tin tức
Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954) Blog tư liệu
Giới thiệu sách: Wartime writings 1943 – 1949 Blog tư liệu
Giới thiệu sách: The Culture of South-East Asia Blog tư liệu
Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris – MEP Tin tức
Hội Lim năm 1942 qua góc nhìn của người Pháp Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tạp chí Phương Đông Official Channel
  • Thư viện Nguyễn Văn Hưởng Fanpage
Tạp chí Phương Đông số tháng 10-2024

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient
  • Sách Đông Dương – Thư viện QGVN
  • Thư tịch Hán Nôm – Thư viện QGVN
  • Báo chí số hóa – Thư viện QGVN

Bài mới

  • Tầm nhìn từ Lịch sử
  • NHỮNG KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH TRONG NGÀY 30/4/1975 (Kỳ 2)
  • Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954)
  • Lịch sử Trường Quốc Học Huế
  • Trang phục người dân An Nam

Lưu trữ

TRƯNG BÀY KỶ VẬT CHIẾN SĨ

Tags

1945 1954 1975 Bảo Đại Báo chí Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân chủ nghĩa thực dân Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA Cách mạng Tháng Tám giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hồ Chí Minh Hà Nội Mỹ nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu Nhật phong trào phản chiến phong tục phản chiến Pháp POW/MIA Quan hệ Việt - Mỹ Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 Thực dân Pháp triều Nguyễn Tết tình báo Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam thời hậu chiến Việt Nam trên báo Mỹ văn hóa Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Đăng ký

  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
  • Tầm nhìn từ Lịch sử Xuất bản
  • Nước Nga trong thế giới đa cực Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Chuyến thăm Hà Nội Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Thế giới đang thay đổi – Trật tự đa cực xuất hiện Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản

Copyright © 2025 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.