Skip to content
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ thư viện
  • Nghiên cứu
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Đối thoại với các phái đoàn Hoa Kỳ Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản

Thăm quan Bảo tàng Maurice Long – Một công trình lộng lẫy của Hà Nội xưa

Posted on 13/12/202213/12/2022 By editor No Comments on Thăm quan Bảo tàng Maurice Long – Một công trình lộng lẫy của Hà Nội xưa

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương, thay cho Sài Gòn. Để đánh dấu sự kiện này, Pháp đã tổ chức một lễ hội vào ngày 26/2/1902 với sự tham dự của Vua Thành Thái và Toàn quyền Paul Doumer. Bên cạnh đó, Nhà đấu xảo (người Pháp gọi là Grand Palais – Cung điện lớn) do kiến trúc sư Adolphe Bussy thiết kế cũng được xây dựng để tổ chức Cuộc đấu xảo Quốc tế diễn ra từ tháng 11/1902 đến tháng 2/1903 tại Hà Nội. Cầu Paul Doumer (cầu Long Biên) cũng được thông xe trong dịp này.

Sau cuộc đấu xảo, Grand Palais trở thành bảo tàng mang tên Maurice Long, Toàn quyền Đông Dương đầu thập niên 1920, là bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất Đông Dương. Năm 1938, Bảo tàng Nhân học (Musée de l’Homme) được mở bên cánh trái của Bảo tàng Maurice Long.

Khi chiếm đóng Việt Nam, Nhật đã đóng quân và cất trữ vũ khí ở bảo tàng này. Cuối cùng, “Cung điện lớn” đã bị phá hủy trong các cuộc không kích của Mỹ cuối Chiến tranh Thế giới II. Di tích còn lại là hai bức tượng sư tử bằng đồng nay đặt tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam trong khu vực Công viên Thống Nhất. Năm 1978, Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô đã được khởi công xây dựng tại địa điểm Nhà đấu xảo, và tới tháng 9 năm 1985 thì hoàn thành.

Tạp chí Phương Đông giới thiệu với độc giả một số ảnh tư liệu về Bảo tàng Maurice Long – Khu Đấu xảo ngày xưa.

***

Toàn cảnh khu Đấu xảo năm 1902. Ảnh tư liệu
Người dân Hà Nội đi xem Đấu xảo năm 1902. Ảnh: J. Antonio
Bảo tàng Maurice Long năm 1931 nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu
Bảo tàng Maurice Long khoảng 1902-1925. Ảnh: Pierre Dieulefils
Bảo tàng Maurice Long 1920-1929, Gian trưng bày trung tâm. Ảnh tư liệu
Bảo tàng Maurice Long 1920-1929, Gian trưng bày trung tâm. Ảnh tư liệu
Bảo tàng Maurice Long 1920-1929, Phòng trưng bày các sản phẩm của Đông Dương. Ảnh tư liệu
Bảo tàng Maurice Long 1920-1929, Sảnh lối vào chính. Ảnh tư liệu
Bảo tàng Maurice Long 1920-1929, học việc sản xuất thảm lụa. Ảnh tư liệu
Các gian trưng bày hàng thủ công, Đấu xảo tháng 11 năm 1928. Ảnh tư liệu
Bên trong gian trưng bày du lịch, Đấu xảo tháng 11 năm 1928. Ảnh tư liệu
Khu trưng bày Nhật Bản, Đấu xảo tháng 11 năm 1928. Ảnh tư liệu
Khu triển lãm dòng xe Citroën, Đấu xảo tháng 11 năm 1928. Ảnh tư liệu
Trưng bày nông sản Campuchia, Đấu xảo tháng 11 năm 1928. Ảnh tư liệu
Bảo tàng Nhân học Maurice Long năm 1938. Ảnh tư liệu

 

Blog tư liệu Tags:bảo tàng, Đông Dương, Hà Nội, Khu Đấu xảo, Maurice Long

Post navigation

Previous Post: Miền Bắc Việt Nam năm 1967: Bình thản, kiên cường dưới mưa bom

More Related Articles

Dọc theo Con đường Cái Quan của Đông Dương năm 1931 (Kỳ 2) Blog tư liệu
GIỚI THIỆU SÁCH: Les Oiseaux de l’Indochine Francaise (Những loài chim ở Đông Dương) Blog tư liệu
Chân dung Đông Dương qua 21 bức tranh vẽ của Jean Despujols Blog tư liệu
Giới thiệu tư liệu: Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946: Danh sách và tiểu sử các vị ứng cử tại Hà Nội Blog tư liệu
Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tài nguyên
Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Kết nối với chúng tôi

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ

Bài mới

  • Phóng sự ảnh của nhà báo Pháp: Bộ đội Bắc Việt tạo dáng trước ống kính
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa
  • Thăm quan Bảo tàng Maurice Long – Một công trình lộng lẫy của Hà Nội xưa

Lưu trữ

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương Châu Á chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hà Nội hậu thực dân Hồ Chí Minh Kennedy Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến Pháp phản chiến phụ nữ Sài Gòn The sixties thuộc địa thư viện Thập niên 1960 tuyển dụng Vietnam War Việt Minh Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đông Dương Đông Nam Á Đảo chính
  • Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 1) Tài nguyên
  • Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
  • Viện Viễn Đông Bác Cổ và kho sách quý hiếm về Việt Nam Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 2) Tài nguyên
  • Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris – MEP Tài nguyên

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.