Skip to content
  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Liên hệ
    • Báo chí
    • Tuyển dụng
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
    • Đăng ký làm thẻ
    • Đăng ký tài khoản Thư viện số
  • Tài nguyên
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Trưng bày trực tuyến
  • Toggle search form
  • Giới thiệu sách: ‘Tôi là con gái của cha tôi’ và ‘Đừng kể tên tôi’ Blog tư liệu
  • Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào qua phóng sự độc quyền của Tạp chí Life Blog tư liệu
  • Mạng lưới chợ ở Thăng Long – Hà Nội trong những thế kỷ XVII – XVIII – XIV Blog tư liệu
  • Ông Lương Như Hộc – Tổ nghề ấn loát của Việt Nam Blog tư liệu
  • Nghề làm báo ở nước ta những năm đầu thế kỉ XX Blog tư liệu
  • Lịch sử Trường Quốc Học Huế Blog tư liệu
  • Hoa ngày Tết Blog tư liệu
  • Miền Nam Việt Nam buổi giao thời tháng 4-5/1975 Blog tư liệu
  • Hệ thống giáo dục và phẩm chất của người Việt Nam truyền thống Blog tư liệu
  • Báo Thể thao và Văn hoá công bố Đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2024 Báo chí
  • Các ký giả tiền phong nước ta Blog tư liệu
  • Bài trí đầy tinh thần mến khách cho đàm phán hòa bình Việt Nam Blog tư liệu
  • Phóng sự ảnh của nhà báo Pháp: Bộ đội Bắc Việt tạo dáng trước ống kính Blog tư liệu
  • Hơn hai thế kỷ nhộn nhịp Chợ Lớn – Sài Gòn Blog tư liệu
  • Vai trò của Mỹ trong đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963 qua tài liệu giải mật của Mỹ Blog tư liệu

Người tị nạn: Sự tiếp đón lạnh lùng và thận trọng

Posted on 23/04/202423/04/2024 By editor No Comments on Người tị nạn: Sự tiếp đón lạnh lùng và thận trọng

Thanh Trà dịch

Tháng 5/1975, tin tức và bình luận về sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn tràn ngập khắp các mặt báo ở Mỹ. Với tờ bìa đỏ nổi bật mang hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí TIME số ra ngày 12/5/1975 đã dành phần lớn trang viết cho sự kiện này. Tạp chí Phương Đông trân trọng giới thiệu với bạn đọc một vài bài viết trong số báo, bao gồm bài “Miền Nam Việt Nam: Cái kết của cuộc chiến tranh 30 năm”, “Phản ứng và lý lẽ của người Mỹ sau sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn tháng 4/1975” và ba bài về sự tiếp nhận người tị nạn Việt Nam của chính quyền và người dân Mỹ: “Trại May Mắn thẳng tiến”, “Người tị nạn: Sự tiếp đón lạnh lùng và thận trọng” và “Nỗi buồn ở trại tị nạn”. Các ngôn từ trong bản gốc thể hiện quan điểm của phía Mỹ thời kỳ đó, chúng tôi dịch nguyên văn để đảm bảo tính khách quan và để bạn đọc dễ dàng nghiên cứu, tham khảo.

Tạp chí Time ngày 12/5/1975

Hành động cuối cùng của Mỹ trong thảm kịch Việt Nam đe dọa chia rẽ sâu sắc người Mỹ. Phần lớn, họ hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ trong việc cứu sống những người tị nạn. Nhưng họ phản ứng một cách thận trọng và hoài nghi, những mối lo ngại chính đáng về kinh tế xen lẫn nỗi sợ hãi phân biệt chủng tộc và bài ngoại, trước tin tức rằng hàng nghìn người tị nạn sẽ được đưa đến Hoa Kỳ. Trong số 1.491 người trưởng thành được Gallup khảo sát gần đây, chỉ có 36% nghĩ rằng những người tị nạn nên được phép sống ở Mỹ; 54% nói rằng không nên để họ vào Mỹ.

Sự thù địch của công chúng xuất phát một phần từ sự hoang mang về số lượng người tị nạn (ước tính vào cuối tuần: khoảng 120.000) và điều gì sẽ xảy ra với họ. Tình hình còn phức tạp hơn do cuộc đấu tranh gay gắt giữa Quốc hội và Nhà Trắng về dự luật hỗ trợ người tị nạn. Tổng thống Gerald Ford kêu gọi Hạ viện nhanh chóng thông qua gói viện trợ trị giá 327 triệu USD đã được Thượng viện thông qua một tuần trước đó. Dự luật ban đầu có mục đích cho phép sử dụng quân đội Hoa Kỳ để đưa người Mỹ và một số người Việt Nam đang gặp nguy hiểm ra khỏi miền Nam Việt Nam, cũng như chi trả cho việc sơ tán và cung cấp viện trợ cho người tị nạn. Tất nhiên, điều khoản về quân đội đã lỗi thời do nhiều sự kiện xảy ra, và Ford đảm bảo với Quốc hội rằng nó sẽ không bao giờ được sử dụng.

Người tị nạn Việt Nam đặt chân đến California. Ảnh: UPI & Robert-Sygma

Tuy nhiên, đa số thành viên Hạ viện thuộc đảng Dân chủ không sẵn lòng đặt ra một tiền lệ thừa thãi mà có thể mở rộng quyền lực của tổng thống trong việc gây chiến; dự luật đã bị phủ quyết bởi tỷ lệ phiếu 246/162. Ford phẫn nộ tuyên bố rằng cuộc bỏ phiếu phản ánh “sự sợ hãi và hiểu lầm, hơn là lòng bác ái và trắc ẩn”. Ông yêu cầu Quốc hội hành động nhanh chóng về một dự luật viện trợ mới, lập luận rằng “làm khác đi nghĩa là bác bỏ những nguyên tắc và truyền thống tốt đẹp nhất của nước Mỹ”.

Không mấy ai nghi ngờ việc Quốc hội cuối cùng sẽ chu cấp cho người tị nạn. Thậm chí khoản tiền 500 triệu USD mà các quan chức Bộ Ngoại giao ước tính có lẽ sẽ cần đến ngay trong năm tới. Nhưng cuộc đấu tranh giữa Ford và Quốc hội đã góp phần gây ra tranh cãi ngày càng tăng trên toàn quốc về nghĩa vụ của Hoa Kỳ đối với người tị nạn Việt Nam kéo dài đến mức nào. Khi những chuyến bay đầu tiên chở người tị nạn đến các trung tâm tái định cư ở Hoa Kỳ, các phóng viên của TIME nhận thấy rằng hầu hết người Mỹ bị giằng xé giữa mong muốn tự nhiên là giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh và nỗi sợ hãi, thường bị phóng đại quá mức, rằng họ sẽ làm gia tăng các vấn đề kinh tế và xã hội của Hoa Kỳ. Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mark Romagnoli, một nhà nghiên cứu của cơ quan lập pháp bang ở Manchester, New Hampshire, là một điển hình. Anh nói: “Tôi không biết phải làm gì. Chúng ta đã đem cho người ngoài quá nhiều trong khi ở quê nhà có rất nhiều người cần giúp đỡ. Nhưng tôi cũng cảm thấy rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra với những người tị nạn, vì vậy chúng ta phải giúp đỡ họ”.

Định kiến chủng tộc. Trong những bức thư và cuộc điện thoại tới các quan chức nhà nước, nhiều người kêu gọi rằng chỉ nên giúp đỡ rất ít hoặc không giúp đỡ những người tị nạn. Có những thái độ phản đối rõ ràng dựa trên thành kiến chủng tộc. Đại diện Đảng Cộng hòa Burt Talcott của bang California cho biết một số cử tri của ông có cảm giác rằng “chết tiệt, chúng ta có quá nhiều người phương Đông”. John Follmer, một thợ sơn nhà ở St. Louis, tuyên bố: “Họ không thể tự chiến đấu cuộc chiến của họ, thế nên kệ xác họ. Hãy để họ ở lại đất nước của họ”. David Collins, một cựu chiến binh hiện đang giảng dạy môn khoa học chính trị tại Đại học bang Georgia, nói: “Đối với tôi, Việt Nam bây giờ dường như đã lùi xa và tôi không nghĩ chúng ta muốn được gợi nhắc về nó”.

Phần lớn sự phản đối dựa trên lo ngại rằng Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận toàn bộ người Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã cố gắng thuyết phục các nước khác tiếp nhận một số người tị nạn nhưng không mấy thành công. Để xoa dịu sự e ngại của người dân Mỹ, các quan chức lập luận rằng khoảng một phần tư số người Việt đó sẽ đoàn tụ với người thân đã ở Mỹ sẵn, và khoảng một phần ba muốn có việc làm, đội quân thất nghiệp hiện nay của nước Mỹ sẽ chỉ tăng thêm chút ít.

Các quan chức di trú thậm chí không thể ước tính có bao nhiêu người tị nạn nói được tiếng Anh, có kỹ năng làm việc phù hợp và có thể dễ dàng hòa nhập. Kết quả là, nhiều người Mỹ vẫn tin rằng người tị nạn có thể trở thành gánh nặng tốn kém và vô lý đối với các dịch vụ xã hội của Hoa Kỳ. Ralph Siverson, một nhà bán thuốc ở Hendricks, Minnesota, tuyên bố: “Nếu họ có thể tự chi trả thì tốt. Chúng ta không nợ họ một khoản trợ cấp thất nghiệp” Judith Chan, một kế toán ở Marin County, California, hỏi: “Những người này sẽ làm gì với thuế và phúc lợi của chúng tôi?”

Một số ý kiến phản đối chương trình tái định cư đến từ những người theo chủ nghĩa tự do, những người được cho là sẽ ủng hộ chính sách mở cửa. Margery Swann, một nhân viên của Ủy ban Hỗ trợ Hữu nghị Hoa Kỳ, cảm thấy viện trợ của Mỹ có lẽ nên được chi tiêu ở Việt Nam. Cô nói: “Điều chúng tôi hy vọng là những người tị nạn ở đây, khi thấy mọi việc ở đó lắng xuống, sẽ về nhà làm lại cuộc đời”.

Một số người từng tham gia phong trào phản chiến lo lắng về liên kết chính trị của người tị nạn. Philip Weber, một thành viên của Chiến dịch Hòa bình Đông Dương ở Boston, lo ngại rằng nhiều người tị nạn sẽ hoạt động tích cực trong chính trường cánh hữu và một số sẽ đóng vai trò là “thế hệ điệp viên CIA tiếp theo ở châu Á, giống như người Cuba ở châu Mỹ Latinh”.

Người Mỹ ở Fort Smith, bang Arkansas biểu tình phản đối việc tiếp nhận người tị nạn. Ảnh: AP

Thái độ mềm mỏng hơn. Tuy nhiên, có vẻ như sự phản đối sẽ giảm dần khi người Mỹ biết nhiều hơn về người tị nạn. Điều đó dường như đang xảy ra ở các cộng đồng gần các trung tâm tái định cư người tị nạn: Trại Pendleton, bang California; Fort Chaffee, bang Arkansas; và Căn cứ Không quân Eglin, Florida. Cả ba khu vực đều có tỷ lệ thất nghiệp cao (14% ở Florida), và ban đầu người dân lo ngại rằng phần lớn người tị nạn sẽ được định cư vĩnh viễn trong cộng đồng của họ.

Những lo ngại đã giảm bớt sau khi Bộ Ngoại giao hứa rằng người tị nạn Việt Nam sẽ được phân tán khắp cả nước. Vào cuối tuần, thái độ của người dân đã dịu đi và nhiều người đã đóng góp chăn màn và quần áo cho người tị nạn. Hơn nữa, nhiều người ở gần các trại mong nhận được lợi ích kinh tế tạm thời từ những người tị nạn. Các trợ lý của Thượng nghị sĩ bang Arkansas Dale Bumpers báo cáo rằng chương trình tái định cư sẽ bơm khoảng 10 USD/ngày/người tị nạn vào nền kinh tế khu vực Fort Chaffee.

Cuối cùng, hầu hết người Mỹ dường như đồng ý rằng vì lý do đạo đức, Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giúp đỡ những người tị nạn. Nhà khoa học chính trị Wesley Fishel của Đại học bang Michigan cho biết: “Cho dù chúng ta đưa họ đến đất nước này hay giúp họ định cư ở nơi khác, điều đó đều không liên quan. Nếu chúng ta đánh mất lòng nhân ái trong việc giúp đỡ nhân loại, chúng ta sẽ mất đi một phần truyền thống của mình”. Cũng có những lập luận thực tế hơn ủng hộ việc giúp đỡ những người tị nạn tạo dựng cuộc sống mới cho chính họ ở Hoa Kỳ. Đại diện Đảng Dân chủ Thomas E. Morgan, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế Hạ viện, nói: “Chúng ta sẽ làm gì đây? Lại đẩy họ xuống nước ư? Bây giờ họ đã ở đây, chúng ta phải chăm sóc họ”.

Blog tư liệu Tags:1975, Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam trên báo Mỹ

Post navigation

Previous Post: “Trại May Mắn” thẳng tiến
Next Post: Nỗi buồn ở trại tị nạn

More Related Articles

Giới thiệu sách: Vietnam: A History Blog tư liệu
Phản ứng và lý lẽ của người Mỹ sau sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn tháng 4/1975 Blog tư liệu
Tài liệu giải mật: Bản ghi nhớ – Cố vấn An ninh Quốc gia Kissinger gửi Tổng thống Nixon về Chiến dịch Chiến tranh tâm lý tại miền Bắc Việt Nam năm 1972 Blog tư liệu
Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954) Blog tư liệu
Sông Mekong: Mùa an bình sau những ký ức ám ảnh Blog tư liệu
Tâm trạng người Mỹ quanh vụ Tập kích Sơn Tây Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tạp chí Phương Đông Official Channel
  • Thư viện Nguyễn Văn Hưởng Fanpage
Tạp chí Phương Đông số tháng 10-2024

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ
  • Tạp chí Phương Đông

Kết nối với chúng tôi

Nguồn tài liệu

  • The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive
  • MSU Vietnam Group Archive
  • The Wilson Center Digital Archive
  • The National Security Archive
  • CIA Historical Collections
  • Office of the Historian – U.S. Department of State
  • National Archives
  • Internet Archive
  • United Nations Archives
  • Journal of Vietnamese Studies
  • Harvard-Yenching Library
  • Yale University Digital Collections: Maurice Durand Han Nom
  • Digital Libraries – Gallica – BnF
  • Les Archives nationales d’outre-mer
  • Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient
  • Sách Đông Dương – Thư viện QGVN
  • Thư tịch Hán Nôm – Thư viện QGVN
  • Báo chí số hóa – Thư viện QGVN

Bài mới

  • Tầm nhìn từ Lịch sử
  • NHỮNG KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH TRONG NGÀY 30/4/1975 (Kỳ 2)
  • Hồi kết của cuộc chiến ở Đông Dương (1954)
  • Lịch sử Trường Quốc Học Huế
  • Trang phục người dân An Nam

Lưu trữ

TRƯNG BÀY KỶ VẬT CHIẾN SĨ

Tags

1945 1954 1975 Bảo Đại Báo chí Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương chế độ thực dân chủ nghĩa thực dân Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA Cách mạng Tháng Tám giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hồ Chí Minh Hà Nội Mỹ nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu Nhật phong trào phản chiến phong tục phản chiến Pháp POW/MIA Quan hệ Việt - Mỹ Sài Gòn thuộc địa Thập niên 1960 Thực dân Pháp triều Nguyễn Tết tình báo Vietnam War Việt Minh Việt Nam Cộng hòa Việt Nam thời hậu chiến Việt Nam trên báo Mỹ văn hóa Đảo chính Đông Dương Đông Nam Á

Đăng ký

  • ĐĂNG KÝ LÀM THẺ
  • ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU SỐ
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Nước mắt mùa thu Xuất bản
  • Tầm nhìn từ Lịch sử Xuất bản
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Con đường thiên lý: Hành trình kỳ lạ của các sứ bộ Anh Quốc tới Việt Nam thế kỷ 17 – 19 Xuất bản
  • Chuyến thăm Hà Nội Xuất bản
  • Nước Nga trong thế giới đa cực Xuất bản
  • Thế giới đang thay đổi – Trật tự đa cực xuất hiện Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản

Copyright © 2025 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.