Skip to content
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ thư viện
  • Nghiên cứu
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

Thư viện Nguyễn Văn Hưởng

CỔNG THÔNG TIN – NVH LIBRARY'S PORTAL

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu thư viện
    • Đội ngũ nhân sự
    • Tuyển dụng
    • Liên hệ
  • Dịch vụ thư viện
    • Câu hỏi thường gặp
    • Bảng giá dịch vụ
  • Nghiên cứu
    • Blog tư liệu
    • Xuất bản
    • Tài nguyên
    • Tin tức
  • Danh mục sách
  • Thư viện số
  • Toggle search form
  • Biển Đông – Nhìn từ góc độ lịch sử và pháp lý Xuất bản
  • Miền đất vàng Đông Dương Xuất bản
  • Cuộc chiến của tôi với CIA: Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk Xuất bản
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt Xuất bản
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng Xuất bản
  • Một góc nhìn thời cuộc Xuất bản
  • Giải phóng Xuất bản
  • Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa Xuất bản

“Một Việt Nam khác” và những hình ảnh xúc động về người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam

Posted on 13/12/2022 By editor No Comments on “Một Việt Nam khác” và những hình ảnh xúc động về người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thu Nga tổng hợp

Những hình ảnh xúc động về người chiến sĩ QĐNDVN do các nhiếp ảnh gia chiến trường ghi lại là minh chứng sống động về lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc, và tình cảm với quê hương, gia đình, đồng đội của các chiến sĩ. Cuối thập niên 1990, hai nhiếp ảnh gia Tim Page và Doug Niven đã đi tìm các nhiếp ảnh gia Việt Nam và khám phá ra một kho ảnh quý giá được chụp trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của chiến tranh. Họ tuyển chọn các tấm ảnh, biên soạn chú giải, ghi lại lời kể và tiểu sử của các tác giả, và tập hợp thành cuốn sách Another Vietnam: Pictures of the War from the Other Side (Một Việt Nam khác: Hình ảnh chiến tranh từ phía bên kia) gây tiếng vang ở Mỹ sau khi xuất bản và triển lãm vào năm 2002. Nhà báo – sử gia Stanley Karnow đã nhận xét: “Trong chiến tranh, “phía bên kia” là kẻ thù không có gương mặt. Nhưng bây giờ, qua những bức ảnh sống động, những người lính miền Bắc Việt Nam và Việt Cộng hiện ra bằng xương bằng thịt, và việc nhìn thấy họ như vậy góp phần giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc chiến bi thảm này”. Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tạp chí Phương Đông trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh trong cuốn sách.

Bắc Kạn, 1950, các chiến sĩ Việt Minh hành quân qua một cây cầu phao làm bằng tre trong Chiến dịch Biên Giới (Ảnh tư liệu)
Điện Biên Phủ, 1954, các chiến sĩ Việt Minh nghỉ giữa hai trận đánh (Ảnh tư liệu)
Các chiến sĩ QĐNDVN đang xây cầu trên Đường mòn Hồ Chí Minh năm 1966. Năm 1964, miền Bắc Việt Nam bắt đầu xây dựng những đường rừng sẵn có trở thành một hệ thống đường có thể tải được những phương tiện hạng nặng. Trải hàng nghìn km từ miền Bắc xuyên qua Lào và Campuchia tới miền Nam Việt Nam, con đường này đóng vai trò trung tâm trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân ta (Ảnh: Trần Phác)
Các chiến sĩ QĐNDVN đang di chuyển qua một hẻm núi trên đường Trường Sơn năm 1966 (Ảnh: Lê Minh Trường)
Quảng Bình, 1966, các chiến sĩ QĐNDVN đang bước xuống một cầu thang bằng tre bên vách núi gần khu Phi Quân Sự, mỗi người đều phải mang hành trang nặng ít nhất 20kg (Ảnh: Lê Minh Trường)
Miền Nam Việt Nam, 1966, các chiến sĩ du kích vận chuyển lương thực và đạn dược ở đầu mút phía Nam của Đường mòn Hồ Chí Minh (Ảnh: Đinh Thúy). Sông suối, đầm lầy, điều kiện sống khổ cực, cùng những cuộc không kích liên miên của quân đội Mỹ, đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30.000 chiến sĩ. Nhà báo Đinh Thúy (tên thật là Bùi Đình Túy), người chụp bức ảnh này, đã hy sinh ở Trảng Dầu trong một trận không kích của máy bay Mỹ năm 1967.
Quảng Bình, 1969, các chiến sĩ QĐNDVN hành quân về phương Nam qua những đỉnh núi mây phủ trên Đường mòn Hồ Chí Minh đoạn gần biên giới Việt – Lào (Ảnh: Lê Minh Trường)
Các chiến sĩ QĐNDVN đang tính toán chiến lược ở Đường 9 Nam Lào năm 1971 (Ảnh: Thế Đính)
Không rõ địa điểm, 1970, một nữ thanh niên xung phong đang chơi đàn trong giờ nghỉ (Ảnh: Lê Minh Trường). Là một trong những nữ thanh niên có nhiệm vụ phá bom nổ chậm do máy bay Mỹ thả xuống, chị đã hy sinh chỉ một ngày sau khi chụp bức ảnh này. “Chẳng còn lại gì, xương thịt cũng không, chỉ còn những mảnh áo tan tác”, nhiếp ảnh gia Lê Minh Trường nhớ lại.
Nam Lào, tháng 4/1971, các chiến sĩ chụp ảnh kỷ niệm trên Đồi 456 trong Chiến dịch Lam Sơn 719. Không lâu sau khi chụp những bức ảnh này, cả 4 người đã hy sinh (Ảnh: Đoàn Công Tính)
Ngoại ô Hà Nội, tháng 6/1972, lực lượng dân quân bắn rơi máy bay Mỹ, bảo vệ bầu trời thủ đô (Ảnh: Đoàn Công Tính)
Quảng Trị, 1972, các chiến sĩ đọc thư nhà trong một boong-ke ở Thành cổ Quảng Trị (Ảnh: Đoàn Công Tính)
Nam Lào, 1972, các chiến sĩ QĐNDVN chiến đấu ở Đường 9 Nam Lào trong Chiến dịch Lam Sơn 719 (Ảnh: Nguyễn Đình Ưu)
Quảng Trị, 1972, bộ đội phòng không bắn máy bay Mỹ trong Chiến dịch Xuân Hè (Ảnh: Lê Minh Trường)
Quảng Trị, tháng 7/1972, chiến sĩ Lương Văn Bảo bị thương do đạn pháo của Hải quân Mỹ, tay vẫn cầm quả mìn trong khi được băng bó vết thương. Phần lớn đồng đội trong đơn vị của ông đã hy sinh, chỉ còn lại 3 người (Ảnh: Đoàn Công Tính)
Sóc Trăng, 1973, các chiến sĩ du kích đang gài mìn để cản bước quân địch (Ảnh: Lê Minh Trường). Nhiếp ảnh gia kể lại rằng khi có nguy hiểm, “đôi khi tôi phải cho hết máy móc vào túi nhựa và vứt xuống giếng”, đây là rủi ro rất lớn vì ông không có chiếc máy ảnh hay cuộn phim nào khác.
Dãy Trường Sơn, tháng 7/1974, các chiến sĩ đang cùng nhau đẩy xe tải ra khỏi vũng lầy. Vì các vũng lầy trên đường Trường Sơn mà nhiều hôm các chiến sĩ chỉ di chuyển được chưa đầy 2km. Cùng với xe tải, xe tăng là cả một đoàn người cần mẫn đi bộ, mang hành trang nhiều khi nặng bằng chính cơ thể họ (Ảnh: Lâm Tấn Tài)
Hòa Bình, 1975, bộ đội hành quân qua miền núi phía Tây Nam Hà Nội để vào Nam chiến đấu (Ảnh: Nguyễn Đình Ưu)
Xe tăng của QĐNDVN tiến vào giải phóng Đà Nẵng ngày 29/3/1975 (Ảnh tư liệu)
Sài Gòn, 30/4/1975, các chiến sĩ du kích chở vũ khí, khí tài qua một nhánh sông Sài Gòn vào buổi sáng cuối cùng của cuộc chiến (Ảnh: Dương Thanh Phong)
Các đơn vị bộ binh và tăng thiết giáp của QĐNDVN tiến vào cửa ngõ Sài Gòn ngày 30/4/1975 (Ảnh: Thanh Hải)
Sài Gòn, 30/4/1975, xe tăng QĐNDVN đánh chiếm Dinh Độc Lập (Ảnh: Đinh Quang Thành)

 

Blog tư liệu Tags:Chiến tranh Việt Nam

Post navigation

Previous Post: Nước Mỹ và ám ảnh Việt Nam
Next Post: Phóng sự ảnh của nhà báo Pháp: Bộ đội Bắc Việt tạo dáng trước ống kính

More Related Articles

Cuộc chiến đầu tiên trên truyền hình Blog tư liệu
Chương trình chiếu phim về Chiến tranh Việt Nam Tin tức
Hai triết gia Bertrand Russell và Jean-Paul Sartre đã ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh như thế nào? Blog tư liệu
Sài Gòn, Việt Nam, tháng Tư – tháng Năm 1975 Blog tư liệu
Joan Baez ở Hà Nội: Lễ Giáng sinh dưới mưa bom Blog tư liệu
Nước Mỹ và ám ảnh Việt Nam Blog tư liệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tra cứu

  • DANH MỤC SÁCH
  • THƯ VIỆN SỐ

Kết nối với chúng tôi

Chuyên đề

  • Việt Nam trên báo Mỹ

Bài mới

  • Phóng sự ảnh của nhà báo Pháp: Bộ đội Bắc Việt tạo dáng trước ống kính
  • Thắng địa Thăng Long – Địa linh đất Việt
  • Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng
  • Chợ Lớn 1955: Ký và họa
  • Thăm quan Bảo tàng Maurice Long – Một công trình lộng lẫy của Hà Nội xưa

Lưu trữ

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org

Tags

1945 1954 1975 Biển Đông Báo chí Campuchia Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh Đông Dương Châu Á chế độ thực dân Chợ Lớn chủ nghĩa thực dân chủ quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh CIA dân tộc giới thiệu sách Hoa Kỳ Huế Hà Nội hậu thực dân Hồ Chí Minh Kennedy Lyndon B. Johnson nghệ thuật ngoại giao Ngô Đình Diệm Nhật phong trào phản chiến Pháp phản chiến phụ nữ Sài Gòn The sixties thuộc địa thư viện Thập niên 1960 tuyển dụng Vietnam War Việt Minh Việt Nam trên báo Mỹ Yokoyama Đông Dương Đông Nam Á Đảo chính
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 2) Tài nguyên
  • Kho sách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Pháp – BNF Tài nguyên
  • Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris Tài nguyên
  • Những tác phẩm quan trọng về Chiến tranh Việt Nam (Phần 1) Tài nguyên
  • Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris – MEP Tài nguyên
  • Viện Viễn Đông Bác Cổ và kho sách quý hiếm về Việt Nam Tài nguyên

Copyright © 2023 Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.