- Tác giả: Stanley Karnow
- Tên sách tiếng Việt (tạm dịch): Việt Nam: Một thiên lịch sử
- Xuất bản lần đầu: 1983
Xuất bản lần đầu vào năm 1983, cuốn sách tuyệt vời của Stanley Karnow là một bản tường thuật kinh điển về cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Toàn cảnh, sâu sắc và đầy lòng trắc ẩn, câu chuyện hấp dẫn này kết hợp những tài liệu mật và những cuộc phỏng vấn độc quyền với trải nghiệm riêng của tác giả, để từ đó làm sáng tỏ cuộc chiến đau thương này. Với sự hiểu biết cặn kẽ và chắc chắn về những vấn đề của Chiến tranh Việt Nam, cuốn sách Việt Nam: Một thiên lịch sử đã đi xa hơn việc tìm hiểu quá khứ để đưa ra những bài học xác đáng cho hiện tại và tương lai.
Trong phiên bản mới này, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara lần đầu tiên thừa nhận chính sách can thiệp vào Việt Nam của Hoa Kỳ mà ông ấy từng vạch ra là sai lầm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiết lộ những thông tin mới về chiến lược của ông ấy trong những cuộc nói chuyện dài với tác giả vào năm 1990. Và Karnow cho rằng, mặc dù Mỹ đã chiến thắng trong Chiến tranh Vùng Vịnh, nhưng vết thương từ Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa lành.
Nhìn nhận thảm kịch Việt Nam trong bối cảnh lịch sử của nó, Karnow chỉ ra tiến trình phát triển của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam qua hai thiên niên kỷ kháng cự lại Trung Quốc và sau đó là Pháp – từ chính đất nước này mà tư tưởng phương Tây mỉa mai thay lại truyền cảm hứng cho những nhà dân tộc chủ nghĩa như Hồ Chí Minh. Ông kể câu chuyện hấp dẫn về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Paris vào những năm 1920, khi Bác vừa viết kịch, vừa hoạt động với tư cách một người Cộng sản. Cuốn sách lần theo dấu chân những người Cộng sản khi họ đánh đuổi người Pháp vào năm 1954 và đánh bại nước Mỹ hai thập kỷ sau đó. Từng làm phóng viên tại Việt Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh, Karnow đã trở lại hai lần, và ông tường thuật chi tiết về tình hình Việt Nam thời kỳ hậu chiến.
Trên tất cả, Việt Nam: Một thiên lịch sử làm sáng tỏ sự can thiệp của Hoa Kỳ. Gợi lại những sự kiện chính trị và quân sự xảy ra tại Việt Nam sau khi người Mỹ đến, Karnow liên hệ chúng với những quyết định được hình thành ở Washington, Hà Nội và những nơi khác. Từ đầu đến cuối, cuốn sách của ông tập trung vào con người: từ lính Mỹ đầu tiên bị giết tại Việt Nam vào năm 1959, một sự việc mà ông đã đưa tin ngay lúc đó, và kết thúc với những hồi tưởng về người sĩ quan Cộng sản mà chính quyền Nam Việt Nam đầu hàng vào năm 1975. Những nhân vật đáng nhớ qua những trang sách – người Pháp, Mỹ, Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Liên Xô, những người lính, viên chức, nhà ngoại giao, học giả, phóng viên, nông dân, công nhân – dù họ còn sống hay đã chết, Karnow viết, đó là “một cuộc chiến mà chẳng ai thắng – một cuộc chiến giữa những nạn nhân”.
Stanley Karnow khởi đầu sự nghiệp báo chí của mình với tạp chí Time tại Paris năm 1950. Ông đến châu Á với tư cách phóng viên trưởng của tạp chí Time và Life năm 1959 và sau đó đưa tin từ đây cho tờ Washington Post. Ông đã làm việc cho Saturday Evening Post, London Observer và NBC News, là chủ bút tờ New Republic, và viết một mục cho tạp chí Newsweek International và King Features. Những cuốn sách của ông gồm có Mao và Trung Quốc: từ Cách mạng đến Cách mạng, tái bản năm 1990 và Mao và Trung Quốc: Một Di sản Hỗn độn. Năm 1990 ông đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm Trong tưởng tượng của chúng ta: Đế chế của Hoa Kỳ tại Philippines.
Sinh tại Brooklyn, Karnow tốt nghiệp Đại học Harvard và theo học trường Ecole des Sciences Politiques tại Paris. Ông từng là nghiên cứu sinh tại Harvard theo chương trình của Quỹ Nieman, và là nghiên cứu sinh của Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy và Trung tâm Nghiên cứu Đông Á cũng thuộc Harvard. Sống tại Potomac, Maryland, ông đã kết hôn và có ba người con, hai người cháu.